Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Vui chơi là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện, thông qua hoạt động vui chơi ở các góc chơi trẻ phản ánh lại cuộc sống xung quanh trẻ. Vì vậy hoạt động vui chơi là hoạt động không thể thiếu được ở mọi lứa t uổi đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non.
Ở trường mầm non các con chơi chủ yếu là do nhu cầu và khả năng của mình, muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn, do đó các bé sẽ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc. Hoạt động ở các góc chơi sẽ giúp các con đã được nghe, được thấy và được học nhằm tạo cho các con sự ghi nhớ vững bền hơn. Từ đó, khả năng ghi nhớ, tư duy của trẻ được phát triển kèm theo từ ngôn ngữ cũng phát triển, qua đó mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin.
Hoạt động góc là phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ.
Hoạt động góc là một hoạt động không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Tạo cho trẻ có cơ hội thể hiện mình, đặc biệt khi tham gia hoạt động cùng nhóm, trẻ có cơ hội cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách chủ động hơn. Để hoạt động ở các góc mang lại hiệu quả cao, cô giáo cần có sự định hướng, gợi ý, cho trẻ những nội dung theo từng chủ đề, bên cạnh đó cô giáo đóng vai trò là người bạn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.
Sau đây là 1 số hình ảnh trẻ chơi ở các góc.
Hoạt động vui chơi không những giúp bé phát triển trí - thể lực mà còn giúp bé phát triển nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Thông qua hoạt động vui chơi bé thể hiện được cái tôi, cái người lớn trỗi dậy. Bé "được" làm người lớn theo những cách bé biết qua hoạt động vui chơi tại lớp.
Các bé đến trường được chơi là chủ yếu. Vì thông qua các trò chơi giúp bé có nhiều kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống. Giờ hoạt động góc có thể giúp trẻ nhận biết, đóng vai để chơi những đồ chơi yêu thích
Bé được đóng vai làm bác sĩ, bán hàng mặc dù tuổi còn bé khi ở nhà có bố mẹ, anh chị cưng chiều. Khi được tham gia chơi trong hoạt động góc, bé được trải nghiệm vào các vai chơi làm cho trẻ vui vẻ thích thú
Qua mỗi góc chơi bé được học nhiều kỹ năng đơn giản để rèn luyện đôi tay khéo léo như: múa hát, tô vẽ, xây dựng,... thông qua các trò chơi giúp bé phát triển khả năng tri giác và năng lực tư duy, phát triển trí lực, thúc đẩy sự phát triển, rèn luyện tính kiên trì, linh hoạt và khả năng tập trung, giúp cơ thể bé phát triển một cách toàn diện.
Cũng "qua chơi mà học" các bé còn nhận biết được màu, biết in hình, chơi với màu nước. Và cũng cảm nhận và tạo ra được cái đẹp từ những màu sắc mà trẻ yêu thích.
Trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non. Mục tiêu giữ gìn sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trẻ muốn có một sức khỏe tốt nhất thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhầm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh là một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn lực có chất lượng tương lai và phòng chống các bệnh dịch.
Một trong những cách phòng tránh bệnh dịch đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay,... nhưng lại rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các bệnh ở trẻ đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán rất nhanh. Nếu chúng ta giáo dục các con vệ sinh đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen đến suốt đời.
Làm tốt vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp chúng ta duy trì bảo vệ sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách rất quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh hàng ngày nhất là bàn tay. Bàn thay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa tay đúng cách theo các bước của bộ y tế, việc rủa tay thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp trẻ ít bị lây nhiễm mầm bệnh.
Phải rèn cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay để bảo vệ sức khỏe. Dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rủa tay: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ở ngoài vườn, sau khi vứt rác,... Ngay sau khi đi học các cô giáo cũng đã giúp trẻ nhớ lại cách rửa tay theo 6 bước và cho trẻ thực hiện thường xuyên hàng ngày. Sau mỗi mỗi hoạt động ở trường, trẻ đều được cô cho rủa tay với xà phòng để rèn nề nếp và ý thức giữ vệ sinh cá nhân.
Như vậy, rèn cho trẻ cách rủa tay ở mọi luc mọi nơi, rửa tay khi thấy tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, rủa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi tham gia lao động vệ sinh... là việc nên làm và bắt buộc phải làm giup đôi tay của trẻ luôn sạch sẽ và tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động mới : yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện.
Giáo dục lao động đối với trẻ mầm non không chỉ là nhiệm vụ của các cô giáo trong trường mà đồng thời phải từ chính gia đình trẻ. Trong thời đại hiện nay, các gia đình cũng bằng cách này hay cách khác để giáo dục trẻ yêu lao động, nhưng con trẻ vẫn ngại làm việc hoặc chỉ thực hiện các nhiệm vụ một cách miễn cưỡng. Để con hứng thú với lao động thì đầu tiên bố mẹ hãy là tấm gương chuẩn mực và là người truyền tình yêu lao động cho con trẻ. Bên cạnh đó thì việc trẻ ở trường các cô giáo phải tạo cơ hội cho trẻ làm quen với lao động từ những việc đơn giản như, lau đồ chơi, lau lá cây, lau cửa sổ, nhổ cỏ cho hoa, từ những hoạt động cá nhân hay tính lao động tập thể để trẻ có thói quen biết lao động.
Song việc tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia các hình thức lao động phù hợp với sức khoẻ và tâm lí lứa tuổi có ý nghĩa giáo dục thực sự, trẻ mới cảm thấy lao động là khó khăn và sự cần thiết phải lao động, phải có sự nỗ lực hoàn thành công việc được giao. Việc dạy cho trẻ biết lao động hợp lí là cơ sở của việc tổ chức lao động. Điều đó thể hiện ở việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng và kỹ xảo lao động đơn giản (kĩ năng, kĩ xảo lao động trong sinh hoạt, trong thiên nhiên, lao động thủ công …). Tuỳ theo sự phát triển và trưởng thành của trẻ mà nâng dần yêu cầu đối với chất lượng, trình độ tổ chức, khối lượng lao động và nhịp độ công việc.
Trong quá trình dạy các kĩ năng lao động, giáo viên hình thành ở trẻ nguyện vọng tự thực hiện các thao tác vừa sức trẻ, chỉ cần đến sự giúp đỡ khi thật cần thiết. Cần hình thành cho trẻ niềm tin vào sức mình, niềm vui đối với kết quả lao động, động viên mọi ý định thể hiện tính độc lập của trẻ. Lao động phải mang đến niềm vui cho trẻ. Từ đó hình thành lòng yêu lao động. Trường mầm non còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ kĩ năng lao động trong tập thể. Việc lao động trong tập thể (nhóm) hình thành ở trẻ khái niệm về tinh thần trách nhiệm chung đối với công việc được giao, kĩ năng lao động phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động lao động với trẻ mầm non, trường mầm non Suối Lư đã thực hiện khá nghiêm túc hoạt động này. Vào chiều thứ 5 hàng tuần, các lớp đều có lịch lao động. Cả cô và trẻ cùng tham gia lao động, dọn dẹp vệ sinh và sắp xếp lớp học, tùy theo lứa tuổi mà giáo viên lên kế hoạch cho phù hợp với nhóm lớp mình. Được tham gia hoạt động lao động trẻ rất hứng thú và có ý thức rất cao để hoàn thành công việc được giao.
Trong thời đại hiên nay, việc dạy trẻ biết lao động và quý trọng thành quả lao động là việc rất quan trọng. Giáo dục trẻ giá trị của lao động giúp trẻ có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dạy cho trẻ biết lao động, biết yêu thương, trẻ sẽ học được cách làm chủ cuộc đời với đôi bàn tay của chính mình, trẻ sẽ nhận ra rằng nỗ lực của chính là sự cống hiến cho những điều còn lớn lao hơn thế trong tương lai.
Niềm vui của bé khi tham gia hội thi “Tiếng hát trẻ thơ”
Thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi “Tiếng hát trẻ thơ” cấp huyện Phòng GD&ĐT Điện Biên Đông năm học 2023 - 2024
Trường MN suối lư đã tham gia hội thi tiếng hát trẻ thơ cấp huyện
Nhằm nâng cao chuyên đề phát triển giáo dục thể chất giúp các cháu phát triển các tố chất vận động nhanh nhẹn, khỏe mạnh bền bỉ và khéo léo, góp phần nâng cao tầm vóc và phát triển thể lực cho trẻ trong giai đoạn mới.
Đối tượng tham gia dự thi gồm 15 cháu đến từ các khối lớp Mẫu giáo 5 tuổi đại diện cho các cháu học sinh mẫu giáo Trường Mầm non Suối Lư tham dự hội thi với 5 nội dung dự thi đó là:
- Hát đơn ca: Đi cấy
- Nhảy Aerobic: Liên khúc chú ếch con
- Hát tốp ca: Cháu hát về đảo xa
- Múa: Những cô gái khơ mú
- Kịch: Lỗi tại ba em
Hội thi tạo sân chơi cho các bé được giao lưu, học hỏi nâng cao kỹ năng sống cho các bé mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, rèn luyện tố chất nhanh - mạnh - khéo léo. Sau đây là một số hình ảnh các tiết mục xuất sắc của Hội thi:
Hội thi đã ghi nhận sự nỗ lực, rèn luyện của tất cả đội ngũ giáo viên, nhân viên trong toàn trường thông qua các tiết mục. Mỗi tiết mục chính là những món quà tinh thần từ chính công sức tập luyện của đội ngũ giáo viên và các cháu học sinh.
Hội thi kết thúc trong sự náo nức, hồ hởi, phấn khởi của toàn đội ngũ giáo viên, các cháu học sinh và các bậc phụ huynh. Đây là hoạt động lớn có ý nghĩa là cơ hội cho toàn thể Cô và trò trường mầm non Suối Lư. Hội diễn đã tạo được sân chơi văn hóa - văn nghệ cho giáo viên, cán bộ viên chức, qua đó tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa nhà trường – hội phụ huynh; tình cô – trẻ trong toàn trường, nhằm cùng bắt tay chung sức, đồng lòng xây dựng nhà trường ngày một đi lên./.
Sau khi kết thúc để nâng cao niền vui cho các cháu đã hoàn thành nội dung thi của mình. Vào lúc 9h ngày 20/3/2024 nhà trường đã chuẩn bị bánh kẹo cho các cháu và phụ huynh cùng chung vui chúc mừng cho thành tích đạt được của các cháu .
TỔ CHỨC CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG VỚI SÁCH
Ở trường mầm non suối lư đã xây dựng môi trường thư viện thân thiện trong lớp và môi trường ngoài lớp đẹp, bắt mắt, an toàn và sáng tạo. Có đồ dùng trang trí kệ trưng bày sách, truyện tranh cho trẻ, chú ý tới những màu sắc tươi sáng, hình ảnh trang trí ngộ nghĩnh, bố trí tranh vẽ, hình ảnh sao cho trẻ dễ quan sát, sách được trưng bày cụ thể và gọn gàng, ngăn nắp trên kệ, các kệ để sách thiết kế ngang tầm với trẻ để trẻ dễ lấy và cất sách, tạo điều kiện thuận lợi thoải mái nhất khi trẻ tiếp xúc với sách và đọc sách. Các cô đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, dễ kiếm, dễ làm để làm bàn, ghế thảm cho trẻ khi ngồi đọc sách. Ở các góc thư viện được thiết kế trong lớp học thì bố trí góc thư viện là góc tĩnh để trẻ “ đọc”. Vì vậy nhà trường không đặt góc thư viện gần các góc động, góc có nhiều tiếng ồn mà các cô đã bố trí trưng bày sách, tranh ảnh, truyện phù hợp với trẻ, sách đa dạng theo từng chủ đề cho trẻ dễ tìm hiểu. Tổ chức cho trẻ đọc hay kể truyện, trẻ có thể làm quen vào giờ hoạt động động góc, hoạt động ngoài trời, giờ ra về, trẻ tự lấy sách ngồi ngay tại những chiếc bàn nhỏ. Xem xong trẻ tự xếp sách vào đúng vị trí quy định. Trẻ có thể xem sách truyện với tư thế thoải mái nhất.
Đối với trẻ chưa biết đọc sách thì cô giáo thường xuyên duy trì việc đọc sách trên lớp cho trẻ, hoặc tham gia đọc sách ngoài trời cùng trẻ mỗi cô ở trường mầm non đều có những giọng đọc truyền cảm riêng. Đọc sách truyện giúp cho trẻ có thể nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những hình ảnh tương ứng hiện lên chân thực và thu vào tầm mắt gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhận định. Qua cách trình bày tác phẩm một cách truyền cảm, cô giáo giúp trẻ dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện, phát triển cho trẻ trí tưởng tượng nghệ thuật giúp trẻ nhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh các tình tiết và biết đánh giá chúng đúng đắn. Bằng cách đó trẻ cảm nhận được nhạc tính trong ngôn ngữ thơ ca mạnh hơn, thụ cảm được tính diễn cảm của ngôn ngữ tinh tường hơn. Đối với trẻ lớn hơn thì các cô hướng dẫn cho trẻ cách chọn sách kĩ năng cầm sách để đọc vì vậy thầy cô cần có sự tuyên dương trẻ khi trẻ chủ động tìm sách để đọc. Giáo dục trẻ sử dụng sách, bảo quản sách với mô hình thư viện thân thiện, tủ sách trong và ngoài lớp, lập cho trẻ cẩn thận không được làm rách và bẩn sách phải biết giữ gìn sách. Trường mầm non suối lư đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện tạo được sự hứng thú cho trẻ để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của trẻ, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường.
Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình một cách linh động sáng tạo để giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc”. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Hoạt động góc là một trong những hoạt động hằng ngày mà trẻ được tham gia tại trường mầm non. Hoạt động góc là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
Hoạt động góc không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ chơi theo sự gợi mở và hướng dẫn của cô khi tham gia vào trò chơi . Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động ở các góc chơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự định hướng, gợi ý, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.
Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc bé chơi đóng vai; Góc xây dựng; Góc học tập; Góc sách truyện; Góc tạo hình - âm nhạc; Ở mỗi góc chơi trẻ đều được học những kiến thức, kỹ năng khác nhau và quan trọng hơn cả là trẻ có cơ hội được thể hiện mình và biết phối hợp cùng các bạn tham gia các hoạt động.
Và sau đây là một số hình ảnh trong hoạt động góc của các bé khi tham gia chơi ở các góc:
Các trường mầm non, góc thư viện là một trong những nơi được nhà trường và các cô giáo quan tâm. Một góc thư viện đẹp, sạch sẽ thu hút được các bé tìm đến đọc sách, xem truyện. Các bé mầm non được xem là lứa tuổi đầu tiên của cuộc đời con người. Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non ở lứa tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo là một việc làm quan trọng để từ đó sẽ hình thành nhân cách cho trẻ. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ đó chính là tạo thói quen đọc sách cho trẻ. Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng các bé mầm non còn quá nhỏ nên chưa thể nhận thức được những gì từ sách báo đem lại,trẻ em cần tiếp xúc với truyện, sách càng sớm càng tốt và việc này sẽ góp phần rất nhiều vào sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Vì vậy,các hoạt động học tập và vui chơi ở trường mầm non có tác động rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Trường mầm non cần tạo dựng một bộ sưu tập sách cho các con vui chơi học tập. Nội dung của sách ở cấp bậc mầm non nên tập trung vào các câu chuyện cổ tích, nhân vật, hay các loài vật,… Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi bắt đầu muốn khám phá về thế giới nên xây dựng góc thư viện cho trường mầm non là điều đặc biệt cần quan tâm. Phong cách trang trí góc thư viện mầm non cũng cần được các cô giáo quan tâm. Có thể bài trí góc thư viện theo hướng mở, phong cách hiện đại, khoa học,… Các cô tận dụng sự sáng tạo của mình để trang trí cho góc mầm non. Có thể dùng những nguyên vật liệu có sẵn như giấy, tranh vẽ, đồ dùng học tập để trang trí góc thư viện cho bé sinh động. Khi trang trí góc mầm non, các cô cũng cần phải chú ý đến những đồ vật dụng sẽ được đặt trong góc này như kệ sách, các bàn ghế cho bé ngồi đọc sách, thảm xốp,… Các cô giáo sẽ hướng dẫn các bé cách sử dụng sách có hiệu quả cũng như cách bảo quản sách, truyện trong thư viện; Các cô cũng nên khuyến khích trẻ tự chủ động lấy sách, những bức tranh, cuốn truyện… để xem. Các cô giáo mầm non cần tích cực tuyên truyền cho phụ huynh về việc cùng con đọc sách ở thư viện nhà trường hoặc cùng con đọc sách ở nhà để giúp bé hình thành thói quen đọc sách. Giáo dục trẻ mầm non sử dụng sách, bảo quản sách với là một việc làm cần thiết để trẻ hình thành được tính kỉ luật cao cho trẻ.
Đây là một dự án đã và đang được nhiều trường mầm non trong các tỉnh thành quan tâm và thực hiện trong nhiều năm nay trong đó có các trường mầm non thuộc khu vực tỉnh điện biên nói chung và trường mầm non Suối Lư nói riêng.Tại trường mầm non Suối Lư chúng tôi cũng tham gia một câu lạc bộ của dư án này, sau một thời gian thực hiện tôi thấy dự án này thật sự đã mang lại nhiều hệu quả cho trẻ làm quen với toán và đọc viết tại nhà, đã giúp cho các bậc phụ huynh biết cách cho trẻ làm quen với toán và đọc viết tại nhà đơn giản mà không tốn nhiều thời gian và không cần nhiều nguyên vật liệu cũng như là đồ dùng đồ chơi học tập của trẻ, quan trọng hơn nữa là phụ huyng có thể cho trẻ làm quen với đọc viết và toán tại nhà mà không cần biết chữ cũng làm được: Ở đây chúng ta rất dễ nhìn nhận được điều đó và thấy đơn giản ở một hoạt động đó là hoạt động cho trẻ làm quen với đọc viết, “Dạy trẻ đọc truyện tranh, kể truyện, đọc truyện tương tác”.
Trong hoạt động này khi tham gia ở các buổi sinh hoạt câu lạc bộ chúng ta sẽ làm thế nào để giúp cho phụ huynh làm được điều này? Đơn giản là tình nguyện viên chỉ đọc, kể mẫu, làm mẫu cho phụ huynh 1- 2, cung cấp cho phụ huynh về các cách làm quen với sách, cách đọc, kể truyện tương tác, phản hồi tích cực và sau đó mời phụ huynh thực hiện lại 1-2 lần.
Sau nhiều buổi sinh hoạt và sau nhiều lần thực hiện như vậy chúng tôi những người tình nguyện viên cũng đã đi đến nhà phụ huynh xem và hỏi thăm tôi thấy phụ huynh và trẻ đều rất thích thú đọc truyện, xem truyện tranh, đọc truyện tương tác với nhau cho dù họ không biết chữ họ cũng có thể dạy cho con em mình làm quen với đọc viết và toán ở nhà cũng như ở lớp tốt lên nhiều so với lúc chưa có dự án này
Tôi thiết nghĩ đây là một điều đáng mừng và là những hoạt động thiết thực, những thực trạng rất cần được các dự án đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ giúp cho học sinh con em vùng cao nói riêng và trẻ em trên thế giới nói chung học tốt hơn, phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho con em mình sãn sàng vào học phổ thông, dự án này giúp cho các thầy trò và phụ huynh có nhiều thời gian gặp gỡ, học hỏi tương tác để tháo gỡ những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, tạo cho trẻ những hứng thú tích cực làm quen với toán và đọc viết tại lớp không gây quá áp lực hay gò bó cho trẻ
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “ CHĂM SÓC VƯỜN HOA” CỦA CÔ VÀ TRÒ ĐIỂM BẢN TRỐNG SƯ A.
Hoạt động trải nghiệm, chăm sóc vườn hoa của các cô trò. Điểm bản Trống Sư A luôn quan tâm sâu sắc đến việc trồng cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên của các lớp, ở sân trường, góc vườn trong trường ngoài tác dụng xanh hóa môi trường, tạo bóng mát, tạo cảnh quan cho trường mầm non góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
Chính vì vậy các cô đã tổ chức cho các bạn nhỏ trải nghiệm tưới hoa,nhổ cỏ, được tự tay chăm sóc cho cây hoa các bạn nhỏ hứng thú vào hoạt động.
Từ khi chăm sóc cây hoa,hằng ngày khi đến lớp trẻ đều muốn ra xem cây hoa như thế nào?
Đây là hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ nhận thức sâu hơn về thế giới các loại hoa, thực hiện được một số công việc chăm sóc bảo vệ cây hoa, cả cô và trò lại cùng nhau đến vườn chăm sóc cây: cùng nhổ cỏ, tưới nước. Đây là một hoạt động vui và bổ ích, trẻ hào hứng và thích thú khi được cùng cô làm việc, được cùng bạn tự tay chăm sóc hoa và thu hoạch chúng. Qua hoạt động cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý thiên nhiên, cây xanh thì mỗi ngày các cô giáo cùng các bé dành thời gian tưới nước, nhổ cỏ. Đó là thành quả của các bạn nhỏ nên thấy bạn nào cũng cố gắng chăm sóc vườn hoa tận tình.
Trên đây là những hình ảnh của cô và các bạn nhỏ trong suốt quá trình hoạt động trải nghiệm "chăm sóc vườn hoa".
(Ảnh1,2, 3,4,5,6)
Qua buổi hoạt động, trẻ được trải nghiệm, lĩnh hội được những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè..., Ngoài việc tạo môi trường vui chơi, trẻ còn được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh, thêm yêu cuộc sống, con người.