Đọc truyện cho trẻ nghe là một cách tuyệt vời để dành thời gian bên nhau. Việc đọc truyện đã được chứng minh là sẽ làm tăng vốn từ vựng của trẻ, đồng thời, xây dựng sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa người chăm sóc và đứa trẻ, tiếp tục việc này cho tới khi trẻ vẫn còn hứng thú. Hãy để trẻ chọn sách và có nhiều cách để thực hiện điều này, tuỳ thuộc vào cá tính của trẻ và khả năng chọn sách của trẻ .Nhà trẻ trung tâm đưa trẻ tới thư viện và để chúng chọn vài cuốn truyện tranh để mang về nhà. Đối với trẻ lần đầu tiếp xúc với sách, hãy chọn hai tới ba quyển sách; những đứa trẻ yêu thích giờ đọc sách khi đã tới giờ đọc truyện, hãy để trẻ chọn từ những cuốn sách mà chúng mang về từ thư viện cũng có thể để trẻ chọn từ những cuốn sách ở nhà nếu có.Trẻ đang bận ghi nhớ hình ảnh và ngôn từ, và cảm thấy rất háo hức khi biết ở trang sau sẽ có những gì.Những câu chuyện mà trẻ thích thường rất nhẹ nhàng đọc truyện cho trẻ nghe là một việc thú vị nếu trẻ đã đủ lớn và có khả năng tập trung tốt đảm bảo nội dung phù hợp với lứa tuổi và mang tính giáo dục cao.Truyện được trình bày với hình ảnh đẹp mắt, âm thanh sống động, thu hút sự chú ý của bé ngay từ những giây phút đầu tiên.Truyện giúp bé phát triển trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và tư duy logic.Truyện chứa đựng nhiều bài học đạo đức quý giá, giúp bé hình thành nhân cách tốt đẹp,truyện giúp bé rèn luyện khả năng ngôn ngữ, phát triển vốn từ vựng và kỹ năng giao tiếp.Cùng đọc truyện cho bé nghe là cơ hội tuyệt vời để cha mẹ và con cái gắn kết tình cảm, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau.Với những ưu điểm nổi bật và lợi ích to lớn, là người bạn đồng hành lý tưởng cho bé yêu trên hành trình khám phá thế giới và phát triển toàn diện.
Thể dục buổi sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động hằng ngày của trẻ. Thể dục sáng thường xuyên giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa được nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón chào họat động mới.
Trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non. Mục tiêu giữ gìn sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trẻ muốn có một sức khỏe tốt nhất thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhầm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh là một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn lực có chất lượng tương lai và phòng chống các bệnh dịch.
Một trong những cách phòng tránh bệnh dịch đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay,... nhưng lại rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các bệnh ở trẻ đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán rất nhanh. Nếu chúng ta giáo dục các con vệ sinh đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen đến suốt đời.
Làm tốt vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp chúng ta duy trì bảo vệ sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách rất quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh hàng ngày nhất là bàn tay. Bàn thay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa tay đúng cách theo các bước của bộ y tế, việc rủa tay thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp trẻ ít bị lây nhiễm mầm bệnh.
Phải rèn cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay để bảo vệ sức khỏe. Dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rủa tay: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ở ngoài vườn, sau khi vứt rác,... Ngay sau khi đi học các cô giáo cũng đã giúp trẻ nhớ lại cách rửa tay theo 6 bước và cho trẻ thực hiện thường xuyên hàng ngày. Sau mỗi mỗi hoạt động ở trường, trẻ đều được cô cho rủa tay với xà phòng để rèn nề nếp và ý thức giữ vệ sinh cá nhân.
Như vậy, rèn cho trẻ cách rủa tay ở mọi luc mọi nơi, rửa tay khi thấy tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, rủa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi tham gia lao động vệ sinh... là việc nên làm và bắt buộc phải làm giup đôi tay của trẻ luôn sạch sẽ và tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động mới : yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện.
Giáo dục lao động đối với trẻ mầm non không chỉ là nhiệm vụ của các cô giáo trong trường mà đồng thời phải từ chính gia đình trẻ. Trong thời đại hiện nay, các gia đình cũng bằng cách này hay cách khác để giáo dục trẻ yêu lao động, nhưng con trẻ vẫn ngại làm việc hoặc chỉ thực hiện các nhiệm vụ một cách miễn cưỡng. Để con hứng thú với lao động thì đầu tiên bố mẹ hãy là tấm gương chuẩn mực và là người truyền tình yêu lao động cho con trẻ. Bên cạnh đó thì việc trẻ ở trường các cô giáo phải tạo cơ hội cho trẻ làm quen với lao động từ những việc đơn giản như, lau đồ chơi, lau lá cây, lau cửa sổ, nhổ cỏ cho hoa, từ những hoạt động cá nhân hay tính lao động tập thể để trẻ có thói quen biết lao động.
Song việc tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia các hình thức lao động phù hợp với sức khoẻ và tâm lí lứa tuổi có ý nghĩa giáo dục thực sự, trẻ mới cảm thấy lao động là khó khăn và sự cần thiết phải lao động, phải có sự nỗ lực hoàn thành công việc được giao. Việc dạy cho trẻ biết lao động hợp lí là cơ sở của việc tổ chức lao động. Điều đó thể hiện ở việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng và kỹ xảo lao động đơn giản (kĩ năng, kĩ xảo lao động trong sinh hoạt, trong thiên nhiên, lao động thủ công …). Tuỳ theo sự phát triển và trưởng thành của trẻ mà nâng dần yêu cầu đối với chất lượng, trình độ tổ chức, khối lượng lao động và nhịp độ công việc.
Trong quá trình dạy các kĩ năng lao động, giáo viên hình thành ở trẻ nguyện vọng tự thực hiện các thao tác vừa sức trẻ, chỉ cần đến sự giúp đỡ khi thật cần thiết. Cần hình thành cho trẻ niềm tin vào sức mình, niềm vui đối với kết quả lao động, động viên mọi ý định thể hiện tính độc lập của trẻ. Lao động phải mang đến niềm vui cho trẻ. Từ đó hình thành lòng yêu lao động. Trường mầm non còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ kĩ năng lao động trong tập thể. Việc lao động trong tập thể (nhóm) hình thành ở trẻ khái niệm về tinh thần trách nhiệm chung đối với công việc được giao, kĩ năng lao động phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động lao động với trẻ mầm non, trường mầm non Suối Lư đã thực hiện khá nghiêm túc hoạt động này. Vào chiều thứ 5 hàng tuần, các lớp đều có lịch lao động. Cả cô và trẻ cùng tham gia lao động, dọn dẹp vệ sinh và sắp xếp lớp học, tùy theo lứa tuổi mà giáo viên lên kế hoạch cho phù hợp với nhóm lớp mình. Được tham gia hoạt động lao động trẻ rất hứng thú và có ý thức rất cao để hoàn thành công việc được giao.
Trong thời đại hiên nay, việc dạy trẻ biết lao động và quý trọng thành quả lao động là việc rất quan trọng. Giáo dục trẻ giá trị của lao động giúp trẻ có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dạy cho trẻ biết lao động, biết yêu thương, trẻ sẽ học được cách làm chủ cuộc đời với đôi bàn tay của chính mình, trẻ sẽ nhận ra rằng nỗ lực của chính là sự cống hiến cho những điều còn lớn lao hơn thế trong tương lai.
Đây là một dự án đã và đang được nhiều trường mầm non trong các tỉnh thành quan tâm và thực hiện trong nhiều năm nay trong đó có các trường mầm non thuộc khu vực tỉnh điện biên nói chung và trường mầm non Suối Lư nói riêng.Tại trường mầm non Suối Lư chúng tôi cũng tham gia một câu lạc bộ của dư án này, sau một thời gian thực hiện tôi thấy dự án này thật sự đã mang lại nhiều hệu quả cho trẻ làm quen với toán và đọc viết tại nhà, đã giúp cho các bậc phụ huynh biết cách cho trẻ làm quen với toán và đọc viết tại nhà đơn giản mà không tốn nhiều thời gian và không cần nhiều nguyên vật liệu cũng như là đồ dùng đồ chơi học tập của trẻ, quan trọng hơn nữa là phụ huyng có thể cho trẻ làm quen với đọc viết và toán tại nhà mà không cần biết chữ cũng làm được: Ở đây chúng ta rất dễ nhìn nhận được điều đó và thấy đơn giản ở một hoạt động đó là hoạt động cho trẻ làm quen với đọc viết, “Dạy trẻ đọc truyện tranh, kể truyện, đọc truyện tương tác”.
Trong hoạt động này khi tham gia ở các buổi sinh hoạt câu lạc bộ chúng ta sẽ làm thế nào để giúp cho phụ huynh làm được điều này? Đơn giản là tình nguyện viên chỉ đọc, kể mẫu, làm mẫu cho phụ huynh 1- 2, cung cấp cho phụ huynh về các cách làm quen với sách, cách đọc, kể truyện tương tác, phản hồi tích cực và sau đó mời phụ huynh thực hiện lại 1-2 lần.
Sau nhiều buổi sinh hoạt và sau nhiều lần thực hiện như vậy chúng tôi những người tình nguyện viên cũng đã đi đến nhà phụ huynh xem và hỏi thăm tôi thấy phụ huynh và trẻ đều rất thích thú đọc truyện, xem truyện tranh, đọc truyện tương tác với nhau cho dù họ không biết chữ họ cũng có thể dạy cho con em mình làm quen với đọc viết và toán ở nhà cũng như ở lớp tốt lên nhiều so với lúc chưa có dự án này
Tôi thiết nghĩ đây là một điều đáng mừng và là những hoạt động thiết thực, những thực trạng rất cần được các dự án đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ giúp cho học sinh con em vùng cao nói riêng và trẻ em trên thế giới nói chung học tốt hơn, phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho con em mình sãn sàng vào học phổ thông, dự án này giúp cho các thầy trò và phụ huynh có nhiều thời gian gặp gỡ, học hỏi tương tác để tháo gỡ những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, tạo cho trẻ những hứng thú tích cực làm quen với toán và đọc viết tại lớp không gây quá áp lực hay gò bó cho trẻ
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “ CHĂM SÓC VƯỜN HOA” CỦA CÔ VÀ TRÒ ĐIỂM BẢN TRỐNG SƯ A.
Hoạt động trải nghiệm, chăm sóc vườn hoa của các cô trò. Điểm bản Trống Sư A luôn quan tâm sâu sắc đến việc trồng cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên của các lớp, ở sân trường, góc vườn trong trường ngoài tác dụng xanh hóa môi trường, tạo bóng mát, tạo cảnh quan cho trường mầm non góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
Chính vì vậy các cô đã tổ chức cho các bạn nhỏ trải nghiệm tưới hoa,nhổ cỏ, được tự tay chăm sóc cho cây hoa các bạn nhỏ hứng thú vào hoạt động.
Từ khi chăm sóc cây hoa,hằng ngày khi đến lớp trẻ đều muốn ra xem cây hoa như thế nào?
Đây là hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ nhận thức sâu hơn về thế giới các loại hoa, thực hiện được một số công việc chăm sóc bảo vệ cây hoa, cả cô và trò lại cùng nhau đến vườn chăm sóc cây: cùng nhổ cỏ, tưới nước. Đây là một hoạt động vui và bổ ích, trẻ hào hứng và thích thú khi được cùng cô làm việc, được cùng bạn tự tay chăm sóc hoa và thu hoạch chúng. Qua hoạt động cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý thiên nhiên, cây xanh thì mỗi ngày các cô giáo cùng các bé dành thời gian tưới nước, nhổ cỏ. Đó là thành quả của các bạn nhỏ nên thấy bạn nào cũng cố gắng chăm sóc vườn hoa tận tình.
Trên đây là những hình ảnh của cô và các bạn nhỏ trong suốt quá trình hoạt động trải nghiệm "chăm sóc vườn hoa".
(Ảnh1,2, 3,4,5,6)
Qua buổi hoạt động, trẻ được trải nghiệm, lĩnh hội được những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè..., Ngoài việc tạo môi trường vui chơi, trẻ còn được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh, thêm yêu cuộc sống, con người.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẶT RAU CỦA CÁC BÉ LỚP MẪU BÉ TRƯỜNG MẦM NON SUỐI LƯ
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm nhặt rau của các bé mẫu giáo bé.
Nhặt rau là công việc quen thuộc hàng ngày nhưng có lẽ rất ít trẻ được trải nghiệm trong thực tế. Các bé lớp mẫu giáo bé Trường mầm non Suối Lư - Huyện Điện Biên Đông đã có được một buổi hoạt động trải nghiệm “Bé tập làm nội trợ: Nhặt rau giúp mẹ” qua hoạt động nhặt rau đã rèn luyện cho trẻ kỹ năng thật khéo léo cho đôi bàn tay và có tính kiên trì, tự lập, trong kỹ năng tự phục vụ bản thân mình. Qua hoạt động nhặt rau đã giúp trẻ biết làm các công việc vừa sức của mình để giúp đỡ ông bà, bố mẹ, cô giáo,….Trẻ biết ăn nhiều loại rau khác nhau, cung cấp vitamin cho cơ thể, để cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Nhặt rau giúp cho trẻ phát triển vận động tinh: Rèn các ngón tay, cơ bàn tay… Giáo dục trẻ khi về nhà có thể giúp bà, giúp mẹ những việc nhỏ khi nấu ăn, từ đó hình thành ở trẻ kỹ năng sống. Qua hoạt động trải nghiệm trẻ có thể nhận biết được tên gọi, đặc điểm, tác dụng của các loại rau... đối với sức khỏe con người và trẻ cũng nhận biết được thao tác sơ chế rau để chế biến món ăn hàng ngày. Cô dạy trẻ biết nhặt bỏ lá vàng, lá héo, úa và phần cọng dưới gốc sẽ ngắt bỏ đi. Bé nào cũng hứng thú, say mê nhặt rau vì lần đầu tiên bé được thực hành nhặt rau cùng cô và các bạn. Qua hoạt động trải nghiệm này giúp trẻ có kỹ năng thao tác các công việc đơn giản hàng ngày.
Đây là hoạt động nhặt rau, trong trường mầm non Suối Lư - Huyện Điện Biên Đông nói chung, và ở các lớp mẫu giáo nói riêng. Để rèn luyện cho trẻ kỹ năng khéo léo, mềm dẻo của đôi bàn tay và cũng tạo cho các con tính kiên trì và tự lập hơn trong các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Qua hoạt động trải nghiệm còn giúp các con hiểu thêm về ý nghĩa của lao động và biết yêu thương mẹ hơn.
Hoạt động biểu diễn là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Trẻ hay được xem biểu diễn trên ti vi, biểu diễn ở trường, trẻ thường bắt chước lại những động tác đó. Hoạt đông biểu diễn mang lại cho trẻ những ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống thông qua những lời ca câu hát được giáo dục trong bài. Đây là sân chơi rèn luyện các giá trị về văn thể mĩ cho trẻ; nâng cao hiệu quả trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đồng thời nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động; giúp trẻ tự tin, mạnh dạn khi đứng trước đám đông.
Có thể nói, trong thời đại ngày nay hoạt động biểu diễn văn nghệ là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi tập thể, mỗi cá nhân. Hơn thế nữa, hoạt động văn nghệ luôn mang lại ý nghĩa sâu sắc trong mọi môi trường, mọi hoạt động kỉ niệm giao lưu của bất kể một cá nhân, tập thể nào. Nhìn nhận được tầm quan trọng của hoạt động văn nghệ, ý nghĩa của các mối quan hệ giao lưu giữa trường học lớp mẫu giáo lớn trung tâm trường mầm non Suối Lư tổ chức luyện tập văn nghệ để tổng kết năm học 2022- 2023. Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia luyện tập hăng say nhiệt tình cùng cô.
Đây là sân chơi rèn luyện cho học sinh nâng cao hiệu quả trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đồng thời nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động; phát triển và rèn luyện các kỹ năng sống; nâng cao tinh thần đoàn kết, yêu mến trường, lớp của học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh của trẻ