GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI CƠ THỂ CHO TRẺ

Thứ năm - 08/04/2021 09:34
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG
XÂM HẠI CƠ THỂ CHO TRẺ
  Ngày nay khi xã hội càng hiện đại thì càng mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
   Như chúng ta đã biết khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kỹ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình chính là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó người lớn chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên cạnh bao bọc, giúp đỡ trẻ được. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ nói riêng ngay từ khi còn nhỏ là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
     Thực tế hiện nay tình trạng trẻ em nhất là trẻ lứa tuổi mầm non rất thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm và tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều cho các gia đình trong xã hội.
     Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý, làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ như:  Ôm, hôn. đụng chạm vào vùng kín của trẻ. Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và tâm lý đối với trẻ. Những hậu quả đó cũng ảnh hưởng lớn đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội
          Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể. Với chủ đề "Bản thân" tôi dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, giáo dục trẻ những bộ phận không ai được đụng đến ngoài bố, mẹ, anh chị em trong gia đình, y tá hay bác sỹ khi đi khám bệnh có bố mẹ ở đấy.
      Đối với trẻ, nhất là trẻ 3 tuổi  chưa thể hiểu được tên gọi các bộ phận thể hiện giới tính, mà trong quá trình dạy trẻ tôi cũng không thể sử dụng tên gọi bộ phận sinh dục nam, nữ trong y khoa để nói với trẻ. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng hình ảnh bạn trai, bạn gái mặc đồ bơi, những bộ phận cơ thể được đồ bơi che là các bộ phận riêng tư, vùng kín là nơi con nên tôn trọng, giữ gìn vệ sinh không nên để mọi người thấy bộ phận riêng tư của mình và tuyệt đối không cho bất cứ ai động vào cũng như không được đụng chạm vào, bộ phận riêng tư, vùng kín của bất bạn nào trong lớp.
 
image 123986672 (2)

(Hình ảnh: Cô dậy trẻ bộ phận trên cơ thể)
Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến việc gần gũi, trò chuyện cùng trẻ giúp trẻ chia sẻ cách trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể vệ sinh bộ phận riêng tư (thường xuyên tắm rửa) cũng như mạnh dạn chia sẻ với cô về những hành động không nên của bạn cùng lớp đối với cơ thể mình (đặc biệt một số hành động của bé trai đối với bé gái khi ở lớp).  Mặc dù người lớn chúng ta thường quan niệm rằng trẻ nhỏ như tờ giấy trắng trẻ chưa biết gì. Tuy nhiên với bản thân là một giáo viên cũng là một người mẹ tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta không ngăn chặn những hành động này thì vô hình dung giáo viên chúng ta đã giúp trẻ nghĩ rằng hành động xâm hại cơ thể của bạn cùng giới hay khác giới là không có gì sai.
       Chính vì vậy song song việc giúp trẻ hiểu về giới tính của bản thân, về vùng riêng tư của trẻ, tôi còn đề ra một số qui định ở lớp như:
       Đi vệ sinh đúng nơi qui định( phòng vệ sinh nam, nữ riêng)
       Bạn trai không được nhìn bạn gái khi đi vệ sinh, khi thay đồ và ngược lại
       Không được nghịch, chơi đùa với bộ phận riêng tư của mình.
   Tôi còn dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay để trẻ có những kỹ năng phòng tránh bị lạm dụng tình dục.
image 123986672 tay 3
(Hình ảnh: Cô dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay)
 1. Ngón cái : Gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như: ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Trẻ có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý để các thành viên trong gia đình ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi trẻ còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, trẻ sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.
2. Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa, song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi” trẻ sẽ hét lên và báo với bố mẹ.
3. Ngón giữa: Người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, trẻ chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
4. Ngón áp út: Người quen của gia đình mà trẻ mới gặp lần đầu. Với những người này, trẻ chỉ nên dừng ở mức vẫy tay chào.
5. Ngón út:  Ngón tay xa trẻ nhất – thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật khiến trẻ thấy lo sợ, bất an. Với những người này, trẻ hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với những người xung quanh.
 
 

 

Tác giả bài viết: Lò Kim Ngân

Nguồn tin: Bản Suối Lư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay1,097
  • Tháng hiện tại6,748
  • Tổng lượt truy cập280,645
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính