HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VỚI TRẺ MẦM NON
Thứ tư - 16/12/2020 23:40
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VỚI TRẺ MẦM NON
Trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kỳ phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong đó có nghệ thuật tạo hình.
Hoạt động tạo hình là một bộ môn chính khóa ở trường mầm non. Được trẻ rất yêu thích và làm quen ngay từ lứa tuổi nhà trẻ. Trong hoạt động vẽ, trẻ có cơ hội được trải nghiệm những cảm xúc đa dạng, được thể hiện các hình ảnh theo cảm xúc và ý tưởng riêng của mình, với sự thay đổi của sắc thái màu sắc, hay chỉ là những nét vẽ đơn giản.
Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ: Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển về lĩnh vực nhận thức; Như tư duy, trí nhớ, tưởng tượng…và điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ. Đồng thời giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ; Cụ thể là trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình muốn giới thiệu về hoạt động đó, qua đó tang them vốn từ và từ ngữ mạch lạc cho trẻ. Là một hoạt động giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non, thông qua hoạt động tạo hình giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi bàn tay và đôi mắt. Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động tạo hình và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét.
Hoạt động tạo hình cùng với các hoạt động khác giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nên trường mầm non suối lư đã có nhựng lớp học tạo hình ngoại khóa cho các bé được trải nghiệm, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, từ đó trẻ sang tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và mang tính chất thẩm mỹ cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tác giả bài viết: Lường Thủy Oanh