Cho trẻ mầm non làm quen với việc đọc sách ở trường Mầm non
Với trẻ em ở độ tuổi mầm non, việc đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, kỹ năng xã hội của trẻ. Đọc sách giúp trẻ làm quen với nhiều âm thanh khác nhau của ngôn ngữ. Trẻ mầm non chưa biết đọc song việc cho làm quen với sách mang đến nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ.
Để tạo hứng thú cho trẻ trong việc làm quen với sách, việc kiến tạo không gian, môi trường tốt để trẻ làm quen với nhiều cuốn sách phù hợp với sở thích của trẻ là rất cần thiết. Thư viện và các góc đọc sách trong trường mầm non là không gian văn hóa trường học, là môi trường nuôi dưỡng thói quen đọc, khơi dậy nhu cầu được tìm hiểu, khám phá của trẻ. Từ đó sẽ thúc đẩy sự siêng năng và học hỏi không ngừng nghỉ của trẻ trong quá trình học tập từ mầm non sang cấp tiểu học, chúng ta lại thấy đa số bố mẹ đã bỏ qua thói quen đọc sách cùng con, kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích vào mỗi tối. Dường như áp lực cuộc sống từ công việc, gia đình…đã khiến họ cảm thấy mệt mỏi và không còn tinh thần để làm việc khác. Vì vậy, số lượng trẻ mầm non yêu thích và tiếp cận việc đọc sách ngày càng ít, thay vào đó trẻ thường sử dụng thiết bị thông minh như điện thoại
Đối với trẻ đọc sách giúp trẻ học được về màu sắc, hình dáng, các con số, chữ cái, các kí hiệu thông thường trong cuộc sống. Các tình huống trong câu chuyện giúp trẻ phát triển kĩ năng sống, những bài học đạo đức trong cuộc sống. Lợi ích của việc đọc sách đối với trẻ độ tuổi mầm non, trẻ học thêm rất nhiều từ vựng, ngữ pháp, trẻ làm quen với chữ cái. Đây là tiền đề xây dựng kỹ năng đọc viết sớm cho trẻ, rẻ có niềm vui thích và yêu đọc sách trẻ tập trung, nghe hiểu tốt hơn giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ đọc sách góp phần kích thích tính tò mò, ham học hỏi ham tìm hiểu của trẻ. Trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh và học cách tôn trọng sự khác biệt của người khác giúp phát triển các kỹ năng xã hội và kỹ năng quản lý cảm xúc của trẻ, trẻ xây dựng được mối quan hệ gắn kết với người chăm sóc trẻ. Chính vì những lợi ích đó cô và trò lớp 3 tuổi trung tâm trường Mầm non Suối Lư luôn động viên khuyến khích các con tham gia đọc sách mỗi tuần.
Thể dục buổi sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động hằng ngày của trẻ. Thể dục sáng thường xuyên giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa được nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón chào họat động mới.
“Phụ huynh tham gia xây dựng môi trường ngoài lớp học tại điểm trung tâm trường Mầm non Suối Lư”
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Thật vậy, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và các bạn. Đối với nhà giáo dục việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.
Vì vậy, môi trường ngoài lớp học tại điểm trường trung tâm trường Mầm non Suối Lư đã được đông đảo các bậc phụ huynh rất quan tâm và chia sẻ với các cô giáo công việc tạo cảnh quan.
Chưa một năm học nào lại đặc biệt như năm học 2019-2020. Đặc biệt ở chỗ, khi phượng tháng 6 đã nở rộ thì tiếng trống trường vẫn vang lên, các con vẫn tung tăng tới lớp, nguyên nhân đó chính là do đại dịch Covid -19 đã hoành hành trong thời gian qua.