Hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng
- Thứ năm - 08/04/2021 08:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
HOẠT ĐỘNG VỆ SINH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG
Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt. Giáo dục vệ sinh cho trẻ đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn xong, khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh sẽ giúp trẻ có thói quen vệ sinh, phòng tránh được các bệnh. Để tạo được thói quen đó cho trẻ, ngay từ đầu còn bé, để dành được nhiều thời gian hướng dẫn trẻ kỹ năng ‘Rửa tay bằng xà phòng’ tổ chức rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ thường xuyên và thực hiện mọi lục, mọi nơi. Giáo viên đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho việc vệ sinh rửa tay bằng xà phòng; tổ chức lồng ghép vào các hoạt động giáo dục nhằm rèn kỹ năng vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ.
Tuy nhiên để trẻ có thể làm tốt được các thao tác vệ sinh rửa tay bằng xà phòng trước hết giáo viên phải thành thạo các bước, hướng dẫn trẻ rõ ràng, dứt khoát động tác, giáo viên động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. Ngay tại lớp giáo viên luôn quan tâm đến khâu vệ sinh trẻ để trẻ ngày nào cũng thực hiện từ đó hình thành một thói quen không thể thiếu ở trẻ. Giáo viên trao đổi, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn ý thức thói quen rửa tay bằng xà phòng, động viên trẻ thực hiện đều đặn khi trẻ ở nhà.
Như chúng ta đã biết: Mỗi xăng-ti-mét vuông trên bàn tay chúng ta chứa hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay - chân - miệng… Bởi vậy “Rửa tay với xà phòng” được xem là một trong những cách phòng bệnh rất hiệu quả vừa đảm bảo vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh vừa hình thành ở trẻ thói quen và kĩ năng thực hiện thao tác vệ sinh rửa tay 6 bước rửa tay bằng xà phòng hàng ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Qua đó giáo dục cho trẻ biết giữ gìn, vệ sinh đôi tay sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh và cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác.
Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt. Giáo dục vệ sinh cho trẻ đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn xong, khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh sẽ giúp trẻ có thói quen vệ sinh, phòng tránh được các bệnh. Để tạo được thói quen đó cho trẻ, ngay từ đầu còn bé, để dành được nhiều thời gian hướng dẫn trẻ kỹ năng ‘Rửa tay bằng xà phòng’ tổ chức rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ thường xuyên và thực hiện mọi lục, mọi nơi. Giáo viên đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho việc vệ sinh rửa tay bằng xà phòng; tổ chức lồng ghép vào các hoạt động giáo dục nhằm rèn kỹ năng vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ.
Tuy nhiên để trẻ có thể làm tốt được các thao tác vệ sinh rửa tay bằng xà phòng trước hết giáo viên phải thành thạo các bước, hướng dẫn trẻ rõ ràng, dứt khoát động tác, giáo viên động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. Ngay tại lớp giáo viên luôn quan tâm đến khâu vệ sinh trẻ để trẻ ngày nào cũng thực hiện từ đó hình thành một thói quen không thể thiếu ở trẻ. Giáo viên trao đổi, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn ý thức thói quen rửa tay bằng xà phòng, động viên trẻ thực hiện đều đặn khi trẻ ở nhà.
Như chúng ta đã biết: Mỗi xăng-ti-mét vuông trên bàn tay chúng ta chứa hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay - chân - miệng… Bởi vậy “Rửa tay với xà phòng” được xem là một trong những cách phòng bệnh rất hiệu quả vừa đảm bảo vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh vừa hình thành ở trẻ thói quen và kĩ năng thực hiện thao tác vệ sinh rửa tay 6 bước rửa tay bằng xà phòng hàng ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Qua đó giáo dục cho trẻ biết giữ gìn, vệ sinh đôi tay sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh và cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác.