Hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo
- Thứ năm - 14/03/2024 15:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình một cách linh động sáng tạo để giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc”. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Hoạt động góc là một trong những hoạt động hằng ngày mà trẻ được tham gia tại trường mầm non. Hoạt động góc là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
Hoạt động góc không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ chơi theo sự gợi mở và hướng dẫn của cô khi tham gia vào trò chơi . Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động ở các góc chơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự định hướng, gợi ý, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.
Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc bé chơi đóng vai; Góc xây dựng; Góc học tập; Góc sách truyện; Góc tạo hình - âm nhạc; Ở mỗi góc chơi trẻ đều được học những kiến thức, kỹ năng khác nhau và quan trọng hơn cả là trẻ có cơ hội được thể hiện mình và biết phối hợp cùng các bạn tham gia các hoạt động.
Và sau đây là một số hình ảnh trong hoạt động góc của các bé khi tham gia chơi ở các góc:
Hoạt động góc là một trong những hoạt động hằng ngày mà trẻ được tham gia tại trường mầm non. Hoạt động góc là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
Hoạt động góc không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ chơi theo sự gợi mở và hướng dẫn của cô khi tham gia vào trò chơi . Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động ở các góc chơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự định hướng, gợi ý, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.
Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc bé chơi đóng vai; Góc xây dựng; Góc học tập; Góc sách truyện; Góc tạo hình - âm nhạc; Ở mỗi góc chơi trẻ đều được học những kiến thức, kỹ năng khác nhau và quan trọng hơn cả là trẻ có cơ hội được thể hiện mình và biết phối hợp cùng các bạn tham gia các hoạt động.
Và sau đây là một số hình ảnh trong hoạt động góc của các bé khi tham gia chơi ở các góc:
Hình 1: Bé chơi góc phân vai bán hàng
Hình 2: Bé chơi góc học tập
Hình 3: Bé chơi ở góc âm nhạc
Hình 4: Bé chơi góc xây dựng