BÉ VUI ĐỌC SÁCH
- Thứ năm - 04/05/2023 15:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
BÉ VUI ĐỌC SÁCH
Đọc sách nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu đọc sách, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, học tập suốt đời của con người. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng đọc sách cho trẻ mầm non sẽ đem lại những lợi ích vô cùng quý giá và thông qua đọc sách sẽ giúp các con lĩnh hội được nhiều kiến thức của thế giới. Hãy truyền tình yêu ham đọc sách cho con bằng cách kể truyện cho con nghe ngay từ những năm tháng đầu đời nếu muốn con trở nên thông minh hơn. Khi trẻ đến lớp học, trẻ học được các liên kết các ký tự với ý nghĩa từ và cách thức sử dụng chúng. Từ đó trẻ có thể chủ động với cuộc sống hàng ngày. Đọc sách tạo ra một nền tảng cơ sở để trẻ học tập và phát triển các khả năng khác.
Xây dựng thói quen đọc sách sẽ giúp ích cho sự phát triển sau này của bé. Lớp mẫu giáo lớn trung tâm, trường mầm non Suối Lư nhận thấy việc giúp con đọc sách là một yếu tố vô cùng cần thiết sao này cho sự học tập của các con. Những năm đầu đời của bé là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển não bộ và đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách con người. Một trong những thói quen tốt nhất cần hình thành trong giai đoạn mầm non chính là thói quen đọc sách. Đọc sách giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương,… Đây không chỉ là việc làm quan trọng của gia đình mà còn là việc đặc biệt là quan trọng trong các trường mầm non.
Đọc sách giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Trẻ hào hứng đón nhận kiến thức mới, mong mỏi được khám phá điều hay. Nếu bé được nghe những câu chuyện phù hợp trong các tình huống cụ thể thì việc lĩnh hội kiến thức và nhận rõ vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Ở lứa tuổi mầm non trẻ khá hiếu động. Việc xem sách, nghe đọc sách sẽ khiến trẻ tập trung hơn. Trẻ được rèn luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ . Việc đọc sách không nhất thiết chỉ diễn ra trên lớp học hoặc trong giờ đọc sách. Hoạt động này có thể diễn ra ở bất kỳ đâu. Bởi trẻ mầm non đón nhận kiến thức dễ dàng hơn qua các câu chuyện kể. Cô có thể chọn một gốc cây bóng mát, khu vui chơi dân gian, để trẻ nằm, ngồi quây quần nghe cô đọc chuyện và xem tranh chuyện để trẻ vừa thư giãn tinh thần vừa để cơ thể nghỉ ngơi.
Các bé sẽ có những cuốn sách mà luôn luôn muốn cô đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhưng các cô thường xuyên đổi mới sách để trang bị cho trẻ nhiều chủ đề học tập và kỹ năng hơn. Quan trọng hơn, khi đọc sách, các bé luôn đọc từ trái qua phải, lật cẩn thận từng trang để bé biết cách sử dụng và trân quý sách.
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em ích lũy một nguồn vốn. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Đó là cơ sở vững chắc sau này phát triển văn hóa đọc ở trẻ
Qua buổi tổ chức cho trẻ trải nghiệm làm quen với việc đọc sách, trẻ được tìm hiểu về con người, địa điểm và mọi thứ bên ngoài hiểu biết của trẻ. Trẻ được tiếp xúc với lối sống, ý tưởng và niềm tin về thế giới khác nhau từ những người xung quanh.Học về cuộc sống theo cách này rất quan trọng đối với trẻ, đồng thời trẻ cũng tự xây dựng nền tảng kiến thức để đọc một cách tự tin và tốt hơn. Trẻ được tham gia “đọc” sách tại thư viện, các góc giá, trẻ tự tìm cho mình 1 chỗ ngồi, nằm, đọc sách thú vị mà trẻ thích, giúp trẻ có không gian tìm hiểu về sách và còn là cơ hội phát triển văn hóa đọc. Dưới đây là một số hình ảnh:
Xây dựng thói quen đọc sách sẽ giúp ích cho sự phát triển sau này của bé. Lớp mẫu giáo lớn trung tâm, trường mầm non Suối Lư nhận thấy việc giúp con đọc sách là một yếu tố vô cùng cần thiết sao này cho sự học tập của các con. Những năm đầu đời của bé là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển não bộ và đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách con người. Một trong những thói quen tốt nhất cần hình thành trong giai đoạn mầm non chính là thói quen đọc sách. Đọc sách giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương,… Đây không chỉ là việc làm quan trọng của gia đình mà còn là việc đặc biệt là quan trọng trong các trường mầm non.
Đọc sách giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Trẻ hào hứng đón nhận kiến thức mới, mong mỏi được khám phá điều hay. Nếu bé được nghe những câu chuyện phù hợp trong các tình huống cụ thể thì việc lĩnh hội kiến thức và nhận rõ vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Ở lứa tuổi mầm non trẻ khá hiếu động. Việc xem sách, nghe đọc sách sẽ khiến trẻ tập trung hơn. Trẻ được rèn luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ . Việc đọc sách không nhất thiết chỉ diễn ra trên lớp học hoặc trong giờ đọc sách. Hoạt động này có thể diễn ra ở bất kỳ đâu. Bởi trẻ mầm non đón nhận kiến thức dễ dàng hơn qua các câu chuyện kể. Cô có thể chọn một gốc cây bóng mát, khu vui chơi dân gian, để trẻ nằm, ngồi quây quần nghe cô đọc chuyện và xem tranh chuyện để trẻ vừa thư giãn tinh thần vừa để cơ thể nghỉ ngơi.
Các bé sẽ có những cuốn sách mà luôn luôn muốn cô đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhưng các cô thường xuyên đổi mới sách để trang bị cho trẻ nhiều chủ đề học tập và kỹ năng hơn. Quan trọng hơn, khi đọc sách, các bé luôn đọc từ trái qua phải, lật cẩn thận từng trang để bé biết cách sử dụng và trân quý sách.
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em ích lũy một nguồn vốn. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Đó là cơ sở vững chắc sau này phát triển văn hóa đọc ở trẻ
Qua buổi tổ chức cho trẻ trải nghiệm làm quen với việc đọc sách, trẻ được tìm hiểu về con người, địa điểm và mọi thứ bên ngoài hiểu biết của trẻ. Trẻ được tiếp xúc với lối sống, ý tưởng và niềm tin về thế giới khác nhau từ những người xung quanh.Học về cuộc sống theo cách này rất quan trọng đối với trẻ, đồng thời trẻ cũng tự xây dựng nền tảng kiến thức để đọc một cách tự tin và tốt hơn. Trẻ được tham gia “đọc” sách tại thư viện, các góc giá, trẻ tự tìm cho mình 1 chỗ ngồi, nằm, đọc sách thú vị mà trẻ thích, giúp trẻ có không gian tìm hiểu về sách và còn là cơ hội phát triển văn hóa đọc. Dưới đây là một số hình ảnh: