Mầm Non Suối Lư- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnsuoilu.pgddienbiendong.edu.vn


BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2022-2023

MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 4
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 6
1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 7
2. Số phòng học 7
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 8
4. Trẻ 9
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 11
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 11
B. TỰ ĐÁNH GIÁ 12
I. Tự đánh giá mức 1, mức 2 và mức 3 12
1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 12
1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường 13
1.2. Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác 15
1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường 16
1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng 18
1.5. Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 20
1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản 22
1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên 24
1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục 26
1.9. Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 28
1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học 29
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 32
2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 32
2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên 34
2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên 37
3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 40
3.1. Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn 40
3.2. Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập 42
3.3. Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị 44
3.4. Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn 45
3.5. Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi 46
3.6. Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước 49
4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 51
4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ 51
4.2. Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường 53
5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 56
5.1. Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non 56
5.2. Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 59
5.3. Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ 60
5.4. Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục. 63
III. KẾT LUẬN CHUNG 65
PHẦN III. PHỤ LỤC  
 
 
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 
TT Viết tắt Chú thích
1 Hội đồng
2 ANTT An ninh trật tự
3 CBGV NV Cán bộ giáo viên nhân viên
4 CNTT Công nghệ thông tin
5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
6 UBND Uỷ ban nhân dân
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Kết quả đánh giá
1.1. Đánh giá tiêu chí từ Mức 1 đến Mức 3
Tiêu chuần, tiêu chí Kết quả
Không đạt Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1.1   x x x
Tiêu chí 1.2   x x  
Tiêu chí 1.3   x x x
Tiêu chí 1.4   x x x
Tiêu chí 1.5   x x x
Tiêu chí 1.6   x x x
Tiêu chí 1.7   x x  
Tiêu chí 1.8   x x  
Tiêu chí 1.9   x x  
Tiêu chí 1.10   x x  
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Tiêu chí 2.1   x x x
Tiêu chí 2.2   x x x
Tiêu chí 2.3   x x x
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Tiêu chí 3.1 x      
Tiêu chí 3.2 x      
Tiêu chí 3.3 x      
Tiêu chí 3.4 x      
Tiêu chí 3.5   x x x
Tiêu chí 3.6 x      
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 4.1   x x x
Tiêu chí 4.2   x x x
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Tiêu chí 5.1   x x x
Tiêu chí 5.2   x x x
Tiêu chí 5.3   x x x
Tiêu chí 5.4   x x x
KẾT QUẢ: Không đạt
 
2. Kết luận: Trường không đạt kiểm định chất lượng năm học 2022-2023
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHẦN I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
 
Tên trường: Trường Mầm non Suối Lư
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông
Tỉnh Điện Biên   Họ và tên hiệu trưởng Trần Thị Quý
Huyện Điện Biên Đông   Điện thoại trường 0982544476
Phì Nhừ   Fax  
 
Đạt chuẩn quốc gia  Không đạt   Website http://mnsuoilu.pgddienbiendong.edu.vn/ 
Năm thành lập trường 2000   Số điểm trường 4
Công lập     Loại hình khác 0
Tư thục   Thuộc vùng
khó khăn
 
    Thuộc vùng đặc biệt
khó khăn
 
4
Trường liên kết với nước ngoài     0
 
 
 
  Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Số nhóm, lớp Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023
Số nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Số nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Số nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 3 3 4 4 4
Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi 1 1 1 1 1
Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 1 1 1 1 1
Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 2 2 3 3 3
Số lớp mẫu giáo ghép 3,4 tuổi 1 1 2 2 2
Số lớp mẫu giáo ghép 3,4,5 tuổi 3 3 2 2 2
Cộng 11 11 13 13 13
 
2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường
 
TT Số liệu Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023  
I Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 11 11 13 13 13  
1 Phòng kiên cố 10 10 10 10 10  
2 Phòng bán kiên cố  0  0  2  2  3  
3 Phòng tạm  1  1  1  1  0  
II Khối phòng phục vụ học tập 0 0 0 0 0  
1 Phòng kiên cố            
2 Phòng bán kiên cố            
3 Phòng tạm            
III Khối phòng hành chính quản trị 3 3 3 3 3  
1 Phòng kiên cố 3 3 3 3 3  
2 Phòng bán kiên cố            
3 Phòng tạm            
IV Khối phòng tổ chức ăn 0 0 0 0 0  
1 Phòng kiên cố            
V Các công trình, khối phòng chức năng khác (nếu có)            
  Cộng 14 14 16 16 16  
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
  Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
        Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn  
Hiệu trưởng 1 1 0 0 1 0  
Phó hiệu trưởng 2 2 0 0 2 0  
Giáo viên 19 19 12 0 15 4  
Nhân viên 1 1 1 0 1 0  
Cộng 23 23 13 0 19 0  
 
b) Số liệu của 5 năm gần đây:
STT   Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023
1 Tổng số giáo viên 15 18 18 18 19
2 Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với nhóm trẻ) 18.5 14.7 16.7 12,8 14,3
3 Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) 0 0 0 0 0
4 Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ bán trú) 20 22.8 16.7 19.5 15,4
5 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương 4 7 2 6 7
6 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và tương đương trở lên 1 0 0 2 1
4. Trẻ em
TT Số liệu Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Ghi chú
1 Tổng số trẻ em 330 310 300 325 287  
- Nữ 155 137 130 155 139  
- Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0  
2 Đối tượng chính sách 247 255 235 240 202  
3 Khuyết tật 1 0 1 3 2  
4 Tuyển mới 91 45 36 65 73  
5 Học 2 buổi/ngày 330 310 300 325 287  
6 Bán trú 330 310 300 315 279  
7 Tỉ lệ trẻ em/lớp 38.6 27.9 31.25 26,7 22,3  
8 Tỉ lệ trẻ em/nhóm 32.6 19.7 16.7 21,3 21,5  
  - Trẻ em từ 03 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0  
- Trẻ em từ 13 đến 24 tháng tuổi 21 6 7 23 45  
- Trẻ em từ 25 đến 36 tháng tuổi 77 53 43 62 41  
- Trẻ em từ 3-4 tuổi 91 84 67 67 58  
- Trẻ em từ 4-5 tuổi 74 93 90 75 70  
- Trẻ em từ 5-6 tuổi 67 74 93 98 73  
... Các số liệu khác (nếu có)            
 
 
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Mầm non Suối Lư được thành lập từ năm 2000. Trường được xây dựng tại bản Suối Lư xã Phì Nhừ với tổng diện tích là 4.658,5 m2, trong đó tổng diện tích các phòng học là 468 m2, diện tích sân chơi là 1.300 m2. Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng kiên cố gồm 13 phòng học và các phòng chức năng cùng với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Năm học 2021- 2022 trường có 13 nhóm, lớp với 327 học sinh; có 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Mỗi cán bộ giáo viên nhân viên đều có tư cách đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 73% số CBGVNV của trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn đạt 36,4%. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, giáo viên đều được đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ từ khá trở lên.
Với sự cố gắng của tập thể nhà trường, trong những năm qua, trường Mầm non Suối Lư đã có những bước tiến nhất định. Nhà trường được công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động Xuất sắc”, được UBND Tỉnh, tặng Bằng khen. Công đoàn trường được Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên Tặng giấy khen. Chi bộ Đảng 20 năm 2021 được đánh giá chi bộ hoàn thành xuất sắc.
Thực hiện Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Kiểm định chất lượng của Phòng GD&ĐT Điện Biên Đông, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, trường Mầm non Suối Lư tiến hành tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường để xác định rõ những tiêu chí đạt được, không đạt được trong từng tiêu chuẩn theo yêu cầu đánh giá của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở đó, nhà trường xác định những điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và đẩy mạnh hơn nữa những kết quả đã đạt được với mong muốn chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường phát triển một cách ổn định, vững chắc hơn.
Thông qua việc tự đánh giá, nhận thức của lãnh đạo và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác đảm bảo và hoàn thiện chất lượng được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Công tác quản lý nhà trường ngày một chặt chẽ và quy củ hơn. Công tác tự đánh giá sẽ thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục. Mỗi cá nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao.
B. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2 VÀ MỨC 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Trường Mầm non Suối Lư có phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường trong từng giai đoạn; có Hội đồng trường và các Hội đồng khác; có tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên. Trường có 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng, có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng theo đúng quy định của Điều lệ trường Mầm non. Tổ chức nhóm trẻ và các lớp Mẫu giáo được thành lập, phân chia theo đúng quy định. Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản; quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên và quản lý các hoạt động giáo dục trẻ. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và thường xuyên đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.
Tiêu chí 1.1. Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Mức 1:
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
Mức 2:
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3:
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triểnTổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
- Trường Mầm non Suối Lư có phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục (Điều 22, văn bản hợp nhất Luật giáo dục số 07/VBHN- VPQH ngày 31/12/2015), phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường. [H1-1-01-01]; [H1-1 -01-02]; [H1-1-01-03]; [H1-1-01-04]; [H1-1-01-05].
- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được xác định bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. [H1-1-01-01].
- Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của trường. [H1-1- 01-05].
Mức 2:
Hàng năm, nhà trường đều có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường. [H1-1-01-01]; [H1-1-01-02]; [H1-1-01-05].
Mức 3:
Theo định kỳ 2 năm/lần, nhà trường tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Kết thúc giai đoạn, nhà trường tổng kết, rút kinh nghiệm và xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển cho giai đoạn tiếp theo với sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng.[H1-1-01-06]; [H1-1-01-08].
2. Điểm mạnh:
- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường nên có tính khả thi cao, ít phải điều chỉnh, bổ sung và được thực hiện tốt.
- Việc giám sát thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường được thực hiện nề nếp, có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong giai đoạn tiếp theo, nhà trường tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tình hình kinh tế xã hội của địa phương và các nguồn lực của nhà trường để xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường với tầm nhìn xa hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Mức 1:
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2:
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Nhà trường có Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông gồm 11 thành viên. Nhà trường còn có các Hội đồng khác như: Hội đồng Thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm thi giáo viên giỏi, Hội đồng chấm thi đồ dùng đồ chơi, Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm. [H1-1-02-01]; [H1-1-02-02]; [H1-1-02-03]; [H1-1-02-04].
- Các Hội đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Quy định tại Điều 18, 19 của Điều lệ trường Mầm non (Văn bản hợp nhất số: 04/VBHN- BGD ĐT ngày 24/12/2015). [H1-1-01-02]; [H1-1-02-05].
- Hoạt động của các Hội đồng được rà soát, đánh giá theo định kỳ: Hội đồng trường 2 lần/năm, các Hội đồng khác được đánh giá, rút kinh nghiệm ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ. [H1-1-02-06].
Mức 2:
Các Hội đồng trong nhà trường hoạt động có hiệu quả, với tinh thần, trách nhiệm cao, góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. [H1-1-02-06]; [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ các Hội đồng, được thành lập theo đúng quy định. Các Hội đồng trong nhà trường luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong năm học 2022- 2023 và những năm học tới, nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Hội đồng trong nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
 
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
Mức 1:
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2:
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
Mức 3:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Nhà trường có 01 tổ chức công đoàn với 23 đoàn viên; Ban chấp hành Công đoàn có 03 đ/c, trong đó có 01 đ/c Chủ tịch, 01 đ/c Phó chủ tịch và 01 đ/c Ủy viên Ban chấp hành. Chi đoàn thanh niên với 10 đoàn viên; có Ban chấp hành chi đoàn gồm 03 đ/c: 01 đ/c Bí thư chi đoàn, 01 đ/c Phó bí thư và 01 đ/c ủy viên. [H1-1-03-01]; [H1-1-03-02].
- Các tổ chức, đoàn thể của nhà trường hoạt động theo quy định: Công đoàn nhà trường hoạt động theo sự chỉ đạo của LĐLĐ huyện Đông Hưng, chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành đoàn xã Đông Hoàng. [ H1-1-03-03]; [H1-1-01-02].
- Hằng năm, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường được rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời và bổ sung vào phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo. Cụ thể: Chi bộ đảng và Đoàn thanh niên thực hiện đánh giá theo năm công tác, Công đoàn trường đánh giá theo từng năm học. [H1-1-01-02]; [ H1-1-03-03]; [H1-1-03-05] .
Mức 2+ Mức 3:
- Nhà trường có chi bộ hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy xã Phì Nhừ. Chi bộ nhà trường với 07 đồng chí đảng viên, có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Hiến pháp, Pháp Luật và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: Có 01 Ban chi ủy gồm 01 đ/c Bí thư chi bộ, 01 Phó bí thư chi bộ và 01 chi ủy viên. Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhà trường và các nhiệm vụ khác; trong 05 năm liên tiếp (Từ 2014- 2018), chi bộ nhà trường luôn đạt chi bộ “Trong sạch vững mạnh”, “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu” và chi bộ xuất sắc. [H1-1-03-04]; [H1-1-03-05]; [H1-1-01-02].
- Công đoàn trường và đoàn thanh niên CSHCM luôn là lực lượng nòng cốt, có đóng góp tích cực, hiệu quả cho hoạt động của nhà trường và phong trào của ngành, của địa phương. Nhiều năm liên tục, Công đoàn trường đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc”, được Liên đoàn Lao động Huyện tặng giấy khen, LĐLĐ tặng Bằng khen. Chi đoàn trường luôn Hoàn thành tốt nhiệm vụ. [H1-1-01-02]; [ H1-1-03-03].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có tổ chức Đảng CSVN và các đoàn thể theo quy định. Các tổ chức, đoàn thể hoạt động hiệu quả, đóng góp rất lớn vào thành tích chung của nhà trường, của địa phương.
3. Điểm yếu:
Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong những năm tới, nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của chi bộ, công đoàn và đoàn thanh niên để lãnh đạo, tổ chức các hoạt động trong nhà trường nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
Mức 1:
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2:
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3:
a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
- Trường Mầm non Suối Lư là trường Mầm non hạng 1, có 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng theo quy định. Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo Quyết định số   1995/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 của UBND huyện Điện Biên Đông, Phó hiệu trưởng thứ nhất được bổ nhiệm theo Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của UBND huyện Điện Biên Đông, Phó hiệu trưởng thứ hai được bổ nhiệm theo Quyết định số 1608/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của UBND huyện Điện Biên Đông. [H1-1-04-01].
- Trường có 3 tổ chuyên môn là tổ Nhà trẻ và tổ Mẫu giáo đơn, tổ mẫu giáo ghép. 1 Tổ Văn phòng gồm nhân viên kế toán, bảo vệ và nhân viên nuôi dưỡng hợp đồng. Cả 3 tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều có tổ trưởng và tổ phó. [H1-1-04-02], [H1-1-04-03].
- Tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường đều xây dựng kế hoạch hoạt động chung theo tuần, tháng, năm học cụ thể rõ ràng. Hằng năm, tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên qua các hội giảng, hội thi, hội thảo, dự giờ. Động viên, khuyến khích giáo viên, nhân viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua sách báo, chuyên san, ti vi và qua mạng Internet. Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên trong tổ như: Đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên hết học kỳ I và học kỳ II, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, bình xét các danh hiệu thi đua cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng hướng dẫn. [H1-1-04-04]; [H1-1-04-05]; [H1-1-04-06]; [H1-1-04-07]; [H1-1-04-08]; [H1-1-04-09]; [H1-1-01-02].
Mức 2:
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ chuyên môn của từng năm học, mỗi tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện được từ 1– 2 chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Cụ thể: Năm học 2016- 2017 thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động”, năm học 2017- 2018, 2018- 2019 thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2021-2022  thực hiện chuyê đề “Xây dựng trường xanh sạch đẹp”. [H1-1-04-10]; [H1-1-01-02].
- Định kỳ 1 tháng/lần, dưới sự điều hành của tổ trưởng, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều tổ chức sinh hoạt tổ để rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của tổ trong tháng, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và bổ sung vào phương hướng tháng tới. [H1-1-04-04].
Mức 3:
- Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. [H1-1-04-04].
- Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động có nền nếp, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các thành viên trong các tổ có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng chắm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường.
3. Điểm yếu:
Số lượng nhân viên trong tổ văn phòng ít và không ổn định nên đôi khi còn gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ văn phòng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2022- 2023, nhà trường tiếp tục lựa chọn và hợp đồng thêm nhân viên vào làm công tác nuôi dưỡng để đảm bảo tính ổn định cũng như tăng cường lực lượng cho tổ văn phòng.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
 
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Mức 1:
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;
c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.
Mức 2:
Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
Mức 3:
Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Hàng năm, nhà trường có từ 11- 13 nhóm, lớp, trong đó có từ 8-9 lớp mẫu giáo và 3-4 nhóm trẻ; được phân chia đúng độ tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ trường mầm non ban hành tại văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ GDĐT. Năm học 2021- 2022, nhà trường có 3 lớp 5- 6 tuổi, 1 lớp 4- 5 tuổi, 1 lớp 3- 4 tuổi, 2 lớp ghép 3-5 tuổi, 2 lớp ghép 3-4 tuổi, 4 nhóm 25- 36 tháng. [H1-1-05-01].
- 100% số trẻ ở các nhóm trẻ, lớp Mẫu giáo được học 2 buổi/ngày. [H1-1-05-03].
- Hàng năm, số trẻ khuyết tật đến trường học hòa nhập được phân chia hợp lý, mỗi nhóm, lớp chỉ có 01 trẻ khuyết tật. [H1-1-05-02].
Mức 2:
Năm học 2021- 2022, toàn trường huy động được 327 học sinh: Trong đó mẫu giáo có 242 cháu/9 lớp, bình quân 36,9 cháu/lớp. Nhà trẻ có 85 cháu/4 nhóm, bình quân 21,2 cháu/nhóm. Số lượng học sinh có sự thay đổi theo từng năm học, từng tháng và số lượng trẻ trên các nhóm, lớp không đồng đều. 100% số trẻ được học theo đúng độ tuổi. [H1-1-05-01]; [H1-1-05-03].
Mức 3:
Hàng năm, nhà trường có từ 11- 13 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. [H1-1-05-01]; [H1-1-05-03].
2. Điểm mạnh:
Số lượng nhóm trẻ và lớp Mẫu giáo đảm bảo theo đúng quy định. Trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày, được phân chia theo đúng độ tuổi, không có trẻ phải học ghép với các độ tuổi khác.
3. Điểm yếu:
Số lượng trẻ/lớp mẫu giáo, nhà trẻ ở một số lớp tại điểm bản còn đông có năm học còn vượt so với quy định do dân số tăng, giảm tự nhiên theo từng năm.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2022- 2023 và những năm tiếp theo, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục căn cứ vào số trẻ đã huy động để bố trí thêm nhóm, lớp, đảm bảo số trẻ trên lớp theo đúng quy định.
5. Tự đánh giá: Không đạt mức 3
 
 
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1:
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai  định kỳ tự kiểm tra tài chínhtài sản theo quy địnhquy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3:
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Nhà trường có đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách và lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy định của Luật Lưu trữ như: Hồ sơ quản lý nhân sự; hồ sơ quản lý chuyên môn; sổ đăng ký công văn đi, đến; hồ sơ quản lý tài sản, hồ sơ quản lý tài chính, tài sản và các loại hồ sơ khác. [H1-1-06-01]; [H1-1-04-06].
- Hàng năm, nhà trường thực hiện tốt việc lập dự toán, thu chi vào đầu năm học và quyết toán các khoản vào cuối năm học với CBGV NV nhà trường và phụ huynh học sinh. Thực hiện thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quy định. Công khai các khoản thu- chi và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. [H1-1-06-02]; [H1-1-01-02].
- Quản lý tốt và sử dụng hiệu quả tài chính, tài sản đúng mục để phục vụ các hoạt động giáo dục theo đúng chức năng và thẩm quyền được giao. [H1-1-04-06].
Mức 2
- Nhà trường thực hiện kết nối mạng cho 100% số máy tính và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Sử dụng có hiệu quả các phần mềm trong công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; phần mềm quản lý tài chính, tài sản; phần mềm phổ cập giáo dục xóa mù; Kiểm định chất lượng; Temis; MISA; Cổng thông tin điện tử; Quản lý công sản; phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức... [H1-1-06-03]; [H1-1-04-06].
- Trong tất cả các đợt kiểm tra, thanh tra nhà trường không vi phạm về công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản. [H1-1-01-02].
Mức 3
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được lống ghép trong Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. [H1-1-06-04]; [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ các loại hồ sơ, được lưu trữ đầy đủ, khoa học, đúng quy định. Quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và tài sản trong nhà trường. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản.
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục duy trì thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục. Tiếp tục tham mưu với chính quyền các cấp để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý đất đai của nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1:
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2:
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hàng năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên như: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề... Đề ra biện pháp cụ thể để phát huy năng lực đội ngũ trong việc xây dựng, phát triền và nâng cao chất lượng giáo dục. [H1-1-07-01]; [H1-1-07-02]; [H1-1-07-03]; [H1-1-07-05]; [H1-1-01-02].
- Đầu năm học, nhà trường căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực công tác và điều kiện, hoàn cảnh của CBGV NV để bố trí, phân công nhiệm vụ và sử dụng rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường. [H1-1-07-03]; [H1-1-07-04].
- 100% CBQL, giáo viên, nhân viên được bảo đảm các quyền theo theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 điều 37 của Điều lệ trường Mầm non; văn bản hợp nhất số 04/VBHN – BGDĐT ngày 24/12/2015 của bộ giáo dục đào tạo: Như đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương và các chế độ thai sản, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, được khen thưởng khi có thành tích trong công tác, được tham gia vào các hoạt động của ngành cũng như của địa phương. Tuy nhiên, mức lương của giáo viên ngoài biên chế mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. [H1-1-07-05]; [H1-1-07-06]; [H1-1-07-07]; [H1-1-07-08].
Mức 2:
Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp như: Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường của CBGV NV, động viên, khuyến khích, khen thưởng những CBGV NV đạt thành tích cao trong công tác... để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường như. [H1-1-07-07]; [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường hàng năm được duy trì. Việc phân công chức năng, nhiệm vụ cho CBGV NV phù hợp nên chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên. Chế độ chính sách, quyền lợi cho CBGVNV của CBGV NV được đảm bảo.
3. Điểm yếu
Cường độ làm việc của giáo viên còn cao, thu nhập của giáo viên ngoài biên chế, đặc biệt là giáo viên mới vào ngành còn quá thấp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tham mưu, kiến nghị với các cấp, các ngành trong việc thực hiện Thông tư quy định về chế độ làm việc của giáo viên, có các biện pháp tăng thu nhập, tăng lương, phụ cấp cho giáo viên, giúp giáo viên ổn định đời sống và yên tâm công tác.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
 
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1:
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2:
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hàng năm, nhà trường đều căn cứ vào các quy định hiện hành, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục chung của nhà trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn, các giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho các độ tuổi một cách phù hợp. Tuy nhiên, năm học 2018- 2019, việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo Thông tư 28 của Bộ GD&ĐT còn gặp nhiều khó khăn nên tiến độ còn chậm, chất lượng chưa cao. [H1-1-08-01]; [H1-1-01-02].
- Tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có chất lượng kế hoạch giáo dục của nhà trường và các nhóm, lớp thông qua việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày. [H1-1-08-02]; [H1-1-08-03]; [H1-1-04-05].
- Sau mỗi chủ đề, mỗi tháng, căn cứ vào kết quả tổng hợp, đánh giá trẻ cuối chủ đề, cuối giai đoạn, nhà trường bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế của nhà trường. [H1-1-08-01]; [H1-1-08-02].
Mức 2:
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đề ra hàng năm được cụ thể hóa trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, có tính khả thi cao, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. [H1-1-08-01]; [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã xây dựng và thực hiện đẩy đủ kế hoạch giáo dục hàng năm, định kỳ rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời, các biện pháp chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả, được Phòng GD&ĐT đánh giá cao.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022- 2023, ban giám hiệu nhà trường tiếp tục nghiên cứu Thông tư 28/2016/TT- BGD ĐT để chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo kịp thời và chất lượng hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
 
 
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Mức 1:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2:
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Hằng năm, nhà trường đều xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong các hoạt động. Mọi thành viên trong nhà trường đều được gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường, trong việc thu chi tài chính. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên trưng cầu và lắng nghe ý kiến đóng góp của CBGVNV để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch nội quy, quy định, quy chế, đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo. [H1-1-07-08]; [H1-1-09-02].
- Các ý kiến kiến nghị, phản ánh của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ em nếu thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường đều được giải quyết đầy đủ, đúng pháp luật. [H1-1-09-01]; [H1-1-09-02].
- Cuối các năm học, nhà trường báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại Hội nghị Tổng kết năm học của nhà trường và Công đoàn. [H1-1-09-03]; [H1-1-09-04]; [H1-1-01-02]; [H1-1-03-03].
Mức 2
- Công đoàn nhà trường đã chỉ đạo giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, được báo cáo công khai trong Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và lao động đầu năm học. [H1-1-09-03]; [H1-1-09-04]; [H1-1-01-02]; [H1-1-03-03]. [H1-1-09-05].
2. Điểm mạnh:
Quy chế dân chủ của nhà trường hàng năm đều được thực hiện nghiêm túc dưới sự lãnh đạo của chi bộ và sự giám sát thường xuyên của Công đoàn trường, được công khai, minh bạch. Trong những năm qua, nhà trường không để sảy ra việc khiếu nại, tố cáo, không có đơn thư khiếu kiện.
3. Điểm yếu
Việc tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường của một số giáo viên trẻ, giáo viên mới vào ngành còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục có các biện pháp gợi mở, bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên trẻ, giúp giáo viên cởi mở, tự tin hơn khi tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường, đồng thời, phát huy tối đa dân chủ trong nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
 
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1:
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hàng năm, nhà trường đều xây dựng các phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; bếp ăn của trường được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Lắp đặt camera giám sát, hàng rào báo động và bổ sung các trang thiết bị nhằm đảm bảo cho công tác an ninh trường học, phòng chống cháy nổ. [H1-1-10-01]; [H1-1-10-02]; [H1-1-10-03]; [H1-1-10-04]; [H1-1-10-05]; [H1-1-01-02].
- Nhà trường có hộp thư góp ý đặt ở cổng trường, công khai số điện thoại của Ban giám hiệu trong bảng tuyên truyền của nhà trường để tiện cho việc trao đổi, kiểm tra, tiếp nhận, phản ánh các thông tin của phụ huynh học sinh liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 100% cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ em, không có tai nạn xảy ra trong nhà trường. [H1-1-10-06].
- Nhà trường không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. [H1-1-10-07]; [H1-1-10-08].
Mức 2:
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường thông qua các Hội nghị, các buổi tập huấn; Thực hiện lồng ghép giáo dục học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động. [H1-1-06-04]; [H1-1-01-02].
- Thông qua hệ thống camera giám sát của nhà trường, qua các cuộc kiểm tra, các kênh thông tin từ giáo viên, phụ huynh, ban giám hiệu nhà trường thường xuyên thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. [H1-1-10-08].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã xây dựng được các phương án cụ thể đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trường học, phối kết hợp chặt chẽ với lực lượng công an xã và các ban ngành đoàn thể của địa phương trong việc bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường. 100% CBGV được trang bị và nắm chắc kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy trẻ, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Trong những năm qua, không để xảy ra bạo lực học đường, ngộ độc thực phẩm, an ninh trật tự trong nhà trường được giữ vững, tính mạng, thể chất và tinh thần của cô và trò được đảm bảo tuyệt đối an toàn.
3. Điểm yếu
Nhân viên bảo vệ của nhà trường chưa có chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy nổ còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học. Tham mưu với cấp trên mở lớp tập huấn và cấp chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ của trường. Tích cực làm tốt công tác xã hội hoá, tạo nguồn kinh phí bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy nổ trong nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
 
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 1
Trường Mầm non Suối Lư đã xây dựng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo từng giai đoạn; có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định: có 01 Hiệu trưởng, 02 hiệu phó, có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức này hoạt động có nề nếp và hiệu quả. Nhà trường thực hiện tốt việc quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, quản lý hành chính, tài chính, tài sản và quản lý chuyên môn theo đúng quy định. Quy chế dân chủ ở cơ sở được đảm bảo, an ninh trật tự, an toàn trường học được giữ vững. Tuy nhiên, trong những năm học qua, trường Mầm non Suối Lư vẫn còn một số điểm yếu, đó là: Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học còn gặp nhiều khó khăn do nhân viên bảo vệ chưa có, các trang thiết bị phục vụ cho việc phòng chống cháy nổ trong nhà trường còn hạn chế.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 10 tiêu chí
+ Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 10 tiêu chí
+ Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
 
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý đều đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị theo quy định, có tinh thần trách nhiệm cao có năng lực quản lý và tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình Giáo dục Mầm non, có khả năng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt được giáo viên nhân viên và nhân dân địa phương tín nhiệm.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có lối sống lành mạnh, có đạo đức tốt, có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác.
Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1:
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm
Mức 3:
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1.Mô tả hiện trạng
Mức 1:
- Hiệu trưởng nhà trường có trình độ Đại học sư phạm mầm non, đã có 18 năm công tác trong ngành, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. 2 đồng chí phó Hiệu trưởng đều có trình độ Đại học sư phạm mầm non, trong đó 1 đồng chí có 18 năm công tác và 1 đồng chí có 12 năm công tác trong ngành. 3 đồng chí đã qua lớp Trung cấp lý luận chính trị, cả 3 đồng chí đã qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. [H1-1-07-03]; [H2-2-01-03]; [H2-2-01-04]; [H2-2-01-05].
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được đánh giá hằng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trường trường Mầm non và đều xếp loại khá. Cả 3 đồng chí đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, trong đó đồng chí Hiệu trưởng nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Huyện, Tỉnh, được UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. [H2-2-01-01]; [H2-2-01-02]; [H2-2-01-06]; [H1-1-01-02].
- Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường đều được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục do cấp trên tổ chức. 3/3 đồng chí có chứng chỉ tin học B, Cơ bản và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo. [H2-2-01-04]; [H2-2-01-05].
Mức 2+ Mức 3
- Hiệu trưởng nhà trường 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá đều đạt chuẩn hiệu trưởng ở loại Khá theo quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non. [H2-2-01-01]; [H2-2-01-02]; [H1-1-07-03].
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường thường xuyên được bồi dưỡng tập huấn về lý luận chính trị, được tập thể giáo viên và nhân viên trong toàn trường tín nhiệm cao. [H2-2-01-01]; [H2-2-01-04]; [H2-2-01-05].
2. Điểm mạnh:
Cán bộ quản lý của nhà trường đạt đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường Mầm non, có năng lực quản lý tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý; nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức trong sáng, luôn được đồng nghiệp tín nhiệm, phụ huynh tin tưởng.
3. Điểm yếu:
Hai đồng chí Phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm, kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2022- 2023 và các năm học tiếp theo, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng, tích cực đổi mới, sáng tạo để nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
Mức 1:
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2:
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3:
aTỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng:
- Năm học 2022- 2023 toàn trường có 19 giáo viên với 13 nhóm, lớp, bình quân 1,5 giáo viên/nhóm, lớp; trong đó Nhà trẻ có 6 giáo viên/4 nhóm, Mẫu giáo có 13 giáo viên/9 lớp. [H1-1-07-03]; [H1-1-07-04].
- Về trình độ đào tạo của giáo viên: Tại thời điểm tự đánh giá, nhà trường có 15/19= 78,9% số giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. [H2-2-02-02].
- Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp vào cuối các năm học. 100% số giáo viên được đánh giá xếp loại từ khá trở lên theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. [H2-2-02-01]; [H1-1-01-02].
Mức 2+ Mức 3
- Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn là 15/19= 78,9%, trong đó trình độ Đại học là 15/19 đ/c= 78,9%, Cao đẳng là 0 đ/c= 0%, có 4 giáo viên có bằng Trung cấp đang học Đại học. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo tăng dần theo từng năm học (Năm học 2014- 2015 có 12/15= 80% số giáo viên có trình độ trên chuẩn, trong đó Đại học là 6,7%, Cao đẳng là 73,3%; Năm học 2018- 2019 là 88,9%, trong đó Đại học là 38,9%, Cao đẳng là 50%). [H1-1-07-03]; [H2-2-02-02].
- Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên. [H2-2-02-01]. [H1-1-01-02].
- Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh:
Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao, tích cực tham gia học tập chuyên môn nghiệp vụ và tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, 100% số giáo viên xếp loại khá trở lên, không có giáo viên xếp loại yếu kém.
3. Điểm yếu:
Số lượng giáo viên/nhóm, lớp có năm học chưa đủ theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGD ĐT- BNV.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2022- 2023, Ban giám hiệu tiếp tục quan tâm động viên, tạo điều kiện cho các giáo viên tiếp tục học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu đến năm 2027 có 100 % giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn.
BGH tích cực hơn nữa trong việc tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền tuyển dụng bổ sung thêm giáo viên còn thiếu để đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
Mức 1:
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2:
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3:
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
- Nhà trường có 1 nhân viên kế toán được biên chế. Trường đã hợp đồng cá nhân có sức khỏe tốt làm nhân viên bảo vệ và các giáo sinh có trình độ chuyên môn sư phạm Mầm non làm công tác nuôi dưỡng. Một số vị trí việc làm khác như: Nhân viên thủ quỹ, văn thư, y tế học đường, nhà trường bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm. [H1-1-07-03]; [H2-2-03-01].
- Các nhân viên trong nhà trường và giáo viên kiêm nhiệm được phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và điều kiện công tác nên đã phát huy tối đa khả năng của mình đối với nhiệm vụ được giao. [H1-1-07-04].
- Các nhân viên của nhà trường (Kế toán, bảo vệ, nuôi dưỡng) hàng năm đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhân viên Kế toán của nhà trường liên tục được đứng trong tốp đầu của Huyện. [H2-2-03-02]; [H1-1-01-02].
Mức 2:
  • Mặc dù chưa có đủ số nhân viên chuyên trách theo quy định tại khoản 3 điều 4 và khoản 4 điều 5 thông tư liên tịch số 06/2015/TTLTBGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhưng nhà trường đã có các biện pháp khắc phục như: hợp đồng lao động và phân công giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm để đảm bảo số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định. [H11-07-03]; [H1-1-07-04].
- Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. [H2-2-03-02]; [H1-1-01-02].
Mức 3:
Nhân viên kế toán của nhà trường có trình độ chuyên môn Đại học chuyên ngành kế toán. Nhân viên nuôi dưỡng có chứng chỉ nghề nấu ăn. Nhân viên bảo vệ và các vị trí kiêm nhiệm khác mặc dù không được đào tạo theo chuyên ngành nhưng đều được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. [H1-1-07-03]; [H2-2-03-01]; [H2-2-03-03].
- Hằng năm, các nhân viên của nhà trường đều được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. Đông thời, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác cho bản thân. [H2-2-03-03].
 
2. Điểm mạnh:
Nhân viên kế toán của nhà trường được đào tạo có trình độ đại học, đã qua nhiều năm công tác, liên tục được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Điểm yếu:
Số lượng nhân viên làm nhiệm vụ chuyên trách, được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong các năm học tiếp theo, Ban giám hiệu nhà trường sẽ tiếp tục tham mưu với các cấp, các ngành để có đủ số lượng nhân viên có trình độ đào tạo theo quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 2
Cán bộ quản lý của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ ttrường Mầm non, có năng lực quản lý và tổ chức có hiệu quả các hoạt động của nhà trường, 3/3 đ/c có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm, đã qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục và lý luận chính trị, có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt được các cấp lãnh đạo và nhân dân tín nhiệm. Giáo viên nhà trường đủ về số lượng, đội ngũ trẻ, khoẻ nhiệt tình trong công việc. 100 % số giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, đó là: Số lượng giáo viên của nhà trường có năm học còn thiếu, số lượng nhân viên của trường có trình độ đào tạo chuẩn chưa đủ theo quy định.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 3 tiêu chí
+ Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3 tiêu chí
+ Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
 
 
 
 
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Nhà trường có 1 điểm tập trung tại khu trung tâm của xã trên diện tích diện tích đất 5.063,9m2, cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố, hiện đại. Khuôn viên của nhà trường, sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
Các phòng học, phòng sinh hoạt chung, phòng nghệ thuật, bếp ăn đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
Nhà trường có đủ các thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
Mức 1:
a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;
c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
Mức 2:
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;
b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;
c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Mức 3:
Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ
1. Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường có tổng diện tích là 4.063,9 m2., bình quân 15.3 m2/1 trẻ.Có 13 phòng học.[H3-3-01-01]; [H3-3-01-02]; [H1-1-01-02].
- Trường có cổng, có biển ghi tên trường; có tường bao được xây bằng gạch và hàng rào sắt kiên cố. Khuôn viên trường đảm bảo vệ sinh, cảnh quan, môi trường đẹp, thân thiện và an toàn cho trẻ. [H3-3-01-02]; [H3-3-01-03].
- Sân chơi của trẻ có diện tích là 1.300m2, được láng xi măng và lát gạch trang trí. Có hiên chơi, hành lang của các nhóm, lớp được thiết kế phù hợp, đảm bảo cho trẻ được hoạt động thoải mái và an toàn. Sân trường có cây xanh, cây cảnh bố trí phù hợp. [H3-3-01-02].
Mức 2+ Mức 3:
- Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định. [H3-3-01-01]; [H3-3-01-02].
- Khuôn viên trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi đủ cho các nhóm, lớp; có nhiều cây xanh, tạo bóng mát cho sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. [H3-3-01-02]; [H3-3-01-03].
- Khu vực trẻ chơi có các khu để trẻ hoạt động vui chơi như “Chợ quê”,“Vườn Cổ tích”, khu “Phát triển vận động”, khu “Vui chơi giao thông”, có 10 loại với 22 bộ đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ. [H3-3-01-04]; [H3-3-01-05]; [H3-3-01-06]; [H1-1-04-06].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có diện tích đất rộng đảm bảo đủ yêu cầu theo quy định, sân chơi có nhiều đồ chơi, các khu vui chơi và các cây bóng mát thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời của học sinh.
3. Điểm yếu: 
Diện tích 1 số phòng học, sân chơi của  1 số điểm trường chưa đảm bảo diện tích theo quy định 
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong những năm tới, CBGV NV của nhµ tr­êng tiếp tục giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng hiệu quả các khối công trình đã có và từng bước bổ sung thêm các trang thiết bị, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp hơn.
5. Tự đánh giá: Không đạt
 
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập
Mức 1:
a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi;
b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Mức 2:
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
Mức 3:
Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
1. Mô tả hiện trạng:
- Toàn trường có 13 phòng sinh hoạt chung dùng để tổ chức các hoạt động học tập, ăn, ngủ và vui chơi cho trẻ với diện tích 536 m2/1 phòng có đủ ánh sáng, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền nhà được lát gạch men. Có đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ; được giáo viên trang trí phù hợp đẹp theo từng chủ đề. [H1-1-05-01]; [H1-1-04-06]; [H3-3-01-01]; [H3-3-01-02].
- Các phòng sinh hoạt chung, đồng thời là phòng ngủ cho trẻ, đảm bảo yên tĩnh, ấm áp về mùa đông, có đủ dụng cụ cho trẻ ngủ như phản, chăn, gối, chiếu…. [H3-3-01-02]; [H1-1-04-06].
- Các phòng học  đều có hệ thống quạt, điện đảm bảo mát, đủ ánh sáng và an toàn đối với trẻ. Có các giá, tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học. [H1-1-01-02]; [H1-1-04-06].
Mức 2:
- Các phòng sinh hoạt có diện tích, quy cách và các trang thiết bị đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. [H3-3-01-02].
- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu ở các nhóm, lớp đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn và thuận tiện khi sử dụng. [H1-1-04-06].
Mức 3:
Nhà trường không có có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với tin học.
2. Điểm mạnh:
Các phòng sinh hoạt chung và phòng âm nhạc, giáo dục thể chất đều đủ diện tích, ánh sáng theo quy định của trường chuẩn, có đủ các giá để đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ, được sắp xếp hợp lý thuận tiện.
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có phòng chức năng. Các công trình khác đều được xây dựng kiên cố, bán kiên cố, tạm. 
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tham mưu để từng bước đảm bảo có phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung riêng cho trẻ nhà trẻ.
5. Tự đánh giá: Không đạt
 
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
Mức 1:
a) Có các loại phòng theo quy định;
b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2:
a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Mức 3:
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Nhà trường có các loại phòng hành chính, quản trị theo quy định, gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng [H3-3-01-02].
- Các phòng có bàn ghế, tủ và các thiết bị khác, được trang trí đẹp, đúng quy định. [H1-1-04-06].
- Khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có diện tích 20 m2, được bố trí hợp lý, xa cổng trường. [H3-3-01-02]; [H1-1-04-06].
Mức 2:
- Các loại phòng có diện tích đảm bảo theo quy định: PhòngHiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích 35m2.  [H3-3-01-02].
- Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che bằng tôn. [H1-1-04-06].
Mức 3:
Các phòng hành chính, quản trị có đủ số lượng và đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. [H3-3-01-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ các phòng hành chính, quản trị đảm bảo đủ diện tích và có các thiết bị tối thiểu theo quy định.
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có văn phòng trường, chưa có phòng y tế, kế toán, bảo vệ, khu để xe không được vây xung quanh xa khó quan sát.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
BGH tiếp tục tham mưu và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng them các phòng y tế, bảo vệ, kế toán, văn phòng trường.
5. Tự đánh giá: Không đạt
 
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
Mức 1:
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2:
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mức 3:
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng:
- Bếp ăn của nhà trường được xây dựng bếp tạm với diện tích là 20m2, có đủ đồ dùng, dụng cụ, đảm bảo vệ sinh như nồi cơm điện, chạn bát…. [H3-3-01-02]; [H1-1-04-06]; [H3-3-04-03].
- Trong bếp ăn có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm và lưu mẫu thức ăn. [H3-3-04-02].
Mức 2+ Mức 3:
Bếp ăn chưa được thiết kế theo quy trình 1 chiều, không  đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. [H1-1-04-06]; [H3-3-01-02]; [H3-3-04-03].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đầy đủ bếp ăn tại các điểm trường, nhà trường đã mua sắm đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng trẻ.
3. Điểm yếu:
- Nhà trường chưa có kho thực phẩm. Bếp ăn của nhà trường chưa đảm bảo theo quy định
 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2022- 2023 nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục để xây dựng lại các nhà bếp đảm bảo theo quy định, bổ xung các thiết bị hiện cho bếp ăn.
5. Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mức 1:
a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2:
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3:
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 23/03/2015 ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu. [H3-3-05-01]; [H1-1-04-06].
- Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định do giáo viên trong nhà trường tích cực sưu tầm nguyên vật liệu từ phế thải, phế liệu để tạo nên đảm bảo tính giáo dục, đẹp, an toàn và phù hợp với trẻ, gây hứng thú cho trẻ khi hoạt động. Năm học 2022- 2023, nhà trường tiếp tục tạo môi trường theo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, bổ sung thêm đa dạng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi tự làm vào các khu vui chơi cho trẻ. [H3-3-01-05].
- Hằng năm nhà trường tổ chức kiểm kê, đánh giá chất lượng và thanh lý các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi hỏng, không sử dụng được, đồng thời tu sửa, thay thế, bổ sung, nâng cấp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã xuống cấp. [H3-3-05-02]; [H3-3-05-03].
Mức 2:
- Nhà trường kết nối Internet cho 100% số máy tính để phục vụ cho công tác quản lý và các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường. [H3-3-05-04]; [H3-3-05-05]; [H3-3-05-06].
- Các thiết bị dạy học cho các nhóm, lớp đủ theo danh mục tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành. [H3-3-05-01].
- Hằng năm, nhà trường thực hiện mua sắm, bổ sung thêm các thiết bị dạy học và động viên, khuyến khích giáo viên tích cực sưu tầm nguyên vật liệu để làm thêm đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục phục vụ cho các hoạt động. [H3-3-05-06]; [H3-3-01-06].
Mức 3:
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã có được giáo viên các nhóm, lớp khai thác triệt để, hiệu quả trong các hoạt động để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. [H3-3-05-07]; [H3-3-05-08].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo danh mục tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành. Giáo viên trong nhà trường tích cực tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có và các phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi và các trang thiết bị được giáo viên khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả.
3. Điểm yếu:
Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong các nhóm, lớp mới đảm bảo ở các danh mục tối thiểu, chưa đa dạng, phong phú.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong những năm học tới, nhà trường tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm, bổ sung thêm nhiều trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện đại hơn để phục vụ cho các hoạt động của trẻ, đáp ứng với yêu cầu mới và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 1
 
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1:
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2:
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Toàn trường có 7 nhà vệ tự hoại. Nhà vệ sinh được thiết kế riêng cho nam và nữ đảm bảo tính giáo dục cao, không gây ô nhiễm môi trường lớp học. Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên riêng biệt, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. [H3-3-01-02]; [H1-1-04-06].
- Nhà trường hợp đồng với cá nhân để thường xuyên thu gom rác và xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. [H3-3-06-03].
Mức 2:
- Phòng vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định. [H3-3-01-02]; [H1-1-04-06].
- Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. [H3-3-06-01]; [H3-3-06-02]; [H3-3-06-03].
2. Điểm mạnh:
Trường đã có hệ thống nước sạch phục vụ đầy đủ cho các hoạt động của trẻ. Có đủ hệ thống cống rãnh thoát nước, công trình vệ sinh đảm bảo theo quy định; việc thu gom rác, xử lý chất thải trong những năm qua được thực hiện tốt.
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có nhà vệ sinh khép kín, nhà vệ sinh còn 1 số là nhà tạm. Các thiết bị của công trình vệ sinh bị xuống cấp, hư hỏng nhiều, hàng năm phải tu sửa thường xuyên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong những năm học tới, nhà trường tiếp tục bố trí kinh phí để sửa chữa, thay thế, nâng cấp các thiết bị trong nhà vệ sinh, đảm bảo luôn sạch sẽ và an toàn.
5. Tự đánh giá: Không đạt
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 3
Diện tích khuôn viên của nhà trường chưa đảm bảo theo quy định. Có đủ các phòng học, chưa có phòng chức năng, bếp ăn và khác công trình phụ trợ khác chưa đảm bảo theo quy định. Hệ thống cổng, tường chưa kiên cố, sân chơi chật hẹp, có đủ các khu hoạt động, vui chơi cho trẻ. Đồ chơi ngoài trời hiện đại, phong phú, hấp dẫn, đảm bảo an toàn, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi được bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, bổ sung hàng năm và được sử dụng triệt để, hiệu quả. Tuy nhiên trường còn thiếu thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ; đồ dùng, đồ chơi hiện tại mới chỉ ở mức tối thiểu, chưa phong phú; các thiết bị vệ sinh hư hỏng, xuống cấp nhiều.
Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 6
Số tiêu chí đạt yêu cầu: 1
Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 5
 
 
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Nhà trường đã xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời ngày càng nhận được sự quan tâm phối hợp có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong việc quản lý và giáo dục trẻ. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức và hoạt động theo đúng Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD& ĐT ban hành, là tổ chức hỗ trợ đắc lực nhà trường trong hoạt động khuyến học, khuyến tài. Các tổ chức trong và ngoài nhà trường đã phối hợp tốt với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, cũng như việc đầu tư cơ sở vật chất ngày một khang trang đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Tiêu chí 4.1. Ban đại diện cha mẹ trẻ
Mức 1:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2:
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
Mức 3:
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Ban đại diện cha mẹ trẻ được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. [H4-4-01-01]; [H4-4-01-02].
- Hàng năm, Ban đại diện cha mẹ trẻ căn cứ vào nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường và nhiệm vụ của Ban đại diện để xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học. [H4-4-01-03]; [H4-4-01-04].
- Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ được tổ chức, triển khai thực hiện theo đúng tiến độ. [H4-4-01-05]; [H1-1-01-02].
Mức 2:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động, phong trào của lớp, của trường; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ... Kết hợp chặt chẽ với nhà trường cũng như chi hội phụ huynh các lớp đẩy mạnh hoạt động của Hội, góp phần đáng kể trong các phong trào chung của nhà trường. [H4-4-01-06].
Mức 3:
Ban đại diện cha mẹ trẻ phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, đặc biệt là trong công tác xã hội hoá giáo dục như: Quyên góp, ủng hộ về kinh phí, ngày công lao động để vệ sinh trường, lớp, tạo cảnh quan trường xanh, sạch, đẹp. [H4-4-01-07].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có ban đại diện cha mẹ trẻ em, hoạt động theo Điều lệ hội cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ban đại diện cha mẹ trẻ em hoạt động có nề nếp và hiệu quả. Gia đình và Ban đại diện cha mẹ trẻ kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong mọi lĩnh vực hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3. Điểm yếu:
Trong các buổi họp phụ huynh, một số cha mẹ học sinh còn vắng do hầu hết phụ huynh là bố mẹ đi làm ở các công ty, ông bà họp thay nên việc kết hợp với giáo viên phụ trách lớp có hoạt động chưa được thường xuyên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà tr­ường bố trí, sắp xếp các buổi họp phụ huynh học sinh vào ngày chủ nhật, tạo điều kiện tối đa cho các bậc cha mẹ được tham gia. Tiếp tục duy trì thông tin hai chiều giữa cha mẹ học sinh với giáo viên phụ trách lớp để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 4.2. Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
Mức 1:
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2:
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Mức 3:
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1
- Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế, nhà trường đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có chủ trương lãnh đạo, ban hành các Nghị quyết, Quyết định về việc xây dựng và phát triển nhà trường như: Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, cho chủ trương xã hội hóa để mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi... nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. [H4-4-02-01]; [H1-1-01-01].
- Nhà trường thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường bằng nhiều hình thức như: Thông qua các cuộc họp, các Hội nghị phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương; Viết bài tuyên truyên qua loa phát thanh của xã; Qua góc tuyên truyền cho cha mẹ của trường, lớp; qua các hội thi v.v... [H4-4-02-02]; [H1-1-01-02].
- Nhà trường có nhiều biện pháp huy động các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất và tạo cảnh quan trường, lớp. Trong 5 năm qua, nhà trường đã huy động được tổng kinh phí là trên 400.000.000 đồng để xây dựng khu vui chơi phát triển thể chất, tạo môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm”, lắp đặt hệ thống ramera giám sát và mua sắm rèm cửa, xốp lát nền cho trẻ. [H4-4-02-03]; [H1-1-04-06].
Mức 2:
- Nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển, đạt hiệu quả cao. [H1-1-01-01]; [H4-4-02-01].
- Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương như: Tổ chức Hội thi “Phối hợp với phụ huynh làm đồ chơi tự tạo”, “Bé yêu thể thao”, “Tiếng hát trẻ thơ”, “Bé khoẻ bé ngoan”... [H4-4-02-02]; [H4-4-02-04]; [H1-1-01-02].
Mức 3:
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương. Nhà trường đã được công nhận “Đơn vị văn hóa ” 2 năm liên tục (Từ 2021- 2022) n.[H4-4-02-05].
2. Điểm mạnh:
- Cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm, có những chính sách phù hợp và tạo mọi điều kiện cho nhà trường phát triển.
- Các tổ chức, đoàn thể ở địa phương luôn quan tâm đến phong trào giáo dục của nhà trường. Kịp thời động viên giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập, giúp cho cô và trò luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh và mọi lĩnh vực.
3. Điểm yếu:
Sức huy động đóng góp của các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương chưa cao do đặc thù của địa phương là xã thuần nông, kinh phí hoạt động của các đoàn thể hạn hẹp, thu nhập cá nhân còn thấp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà tr­ường tiếp tục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp ngày công lao động đối với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương và huy động kinh phí từ những người con của quê hương đang công tác ở mọi miền Tổ quốc để tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của trưởng chuẩn Quốc gia và của ngành giáo dục.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 4
Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực về tinh thần và vật chất để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, tạo cảnh quan trường, lớp và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Tuy nhiên, do đặc thù vùng xã đặc biệt khó khăn nên nguồn kinh phí huy động hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân đã có song còn ở mức khiêm tốn .
Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 2
Số tiêu chí đạt yêu cầu: 2
Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
 
 
 
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Trẻ đến trường được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo quy định: Trẻ được giáo dục phát triển toàn diện ở các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ; được chăm sóc, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, được nuôi ăn bán trú... Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.
Tiêu chí 5.1. Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Mức 1:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;
c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Mức 2:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ.
Mức 3:
a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1
- Nhà trường căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, nhà trường để xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch. [H1-1-06-04]; [H1-1-08-01]; [H1-1-01-02].
- Trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường đã vận dụng và phát triển cho phù hợp với quy định về chuyên môn của Sở giáo dục, Phòng GD&ĐT và với điều kiện thực tế của nhà trường. [H1-1-06-04]; [H1-1-08-01]; [H1-1-04-05].
- Trong quá trình thực hiện, sau mỗi chủ đề, mỗi tháng, trong các đợt sinh hoạt chuyên môn định kỳ, nhà trường và giáo viên các nhóm, lớp tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp. [H1-1-08-01]; [H1-1-01-02]; [H1-1-04-08].
Mức 2:
- Hàng năm, nhà trường tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đạt chất lượng cao. Giáo viên đã căn cứ vào mục tiêu của từng độ tuổi để xây dựng nội dung giáo dục và tổ chức hoạt động một cách phù hợp. Tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu ở các lĩnh vực phát triển từ 90- 100%.[H5-5-01-01]; [H5-5-01-02]; [H1-1-01-02].
- Trong quá trình xây dựng kế hoạch, nhà trường đã căn cứ vào tình hình văn hóa địa phương và khả năng, nhu cầu của trẻ để phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như: Lồng ghép các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian; cho trẻ tìm hiểu về các di tích văn hóa, lịch sử của địa phương; các nghề truyền thống của địa phương...một cách phù hợp. [H1-1-08-01]; [H5-5-01-01]; [H5-5-01-02].
Mức 3:
- Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhà chưa có phòng riêng cho học sinh hoạt động. [H5-5-01-04].
- Hằng năm, nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. [H5-5-01-03]; [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Điểm yếu:
Việc tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới để áp dụng trong nhà trường còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong những năm học tới, CBGV NV của nhà trường tiếp tục thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đồng thời tiếp tục tham khảo chương trình giáo dục của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới để áp dụng trong nhà trường một cách phù hợp, hiệu quả.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 5.2. Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Mức 1:
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2:
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3:
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Nhà trường thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện thực tế của nhà trường, đặc biệt chú trọng đến phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm”. [H1-1-08-01]; [H5-5-02-02].
- Tích cực tạo môi trường và tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm. Năm học 2022- 2023 nhà trường đạt giải 3 Huyện về xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, năm 2022- 2023 tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm cho trẻ. [H5-5-02-01].
- Trong những năm học qua, đặc biệt là năm học 2022- 2023, nhà trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày, tổ chức chương trình “Vui chơi trải nghiệm cùng bé”, tổ chức cho trẻ đi tham quan, dã ngoại...[H5-5-02-01]; [H1-1-01-02].
Mức 2:
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường. [H5-5-02-02]; [H5-5-02-03].
Mức 3:
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. [H5-5-02-02]; [H5-5-02-03].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã áp dụng các phương pháp linh hoạt phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục để tốt chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Tạo được cơ hội cho trẻ vui chơi, thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với từng độ tuổi.
3. Điểm yếu
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm bên ngoài nhà trường cho trẻ còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022- 20230 và những năm học tới, nhà trường tiếp tục huy động kinh phí và bố trí, sắp xếp thời gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ ở bên ngoài nhà trường nhiều hơn, giúp trẻ có thêm kỹ năng sống.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 5.3. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Mức 1:
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 2:
a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3:
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1:
- Hằng năm, nhà trường phối hợp với trạm y tế của xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 1 năm 2 lần vào tháng 9 và tháng 3, phát hiện những trẻ mắc bệnh để thông báo, tư vấn cho phụ huynh học sinh có biện pháp theo dõi, điều trị kịp thời. [H5-5-03-01]; [H1-1-01-02]; [H1-1-10-02].
- 100% số trẻ đến trường được theo dõi sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng (Hàng quý đối với trẻ 25- 36 tháng tuổi và trẻ mẫu giáo; hàng tháng đối với trẻ 13- 24 tháng tuổi và trẻ suy dinh dưỡng). [H5-5-03-02]; [H5-5-03-03].
Mức 2:
- Hằng năm, nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ thông qua các hình thức như: Viết bài tuyên truyền trên đài truyền thanh của xã, thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, qua đài truyền thanh, đặc biệt là qua việc tổ chức “Tuần lễ dinh dưỡng”...[H1-1-01-02].
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định. [H3-3-04-01]; [H1-1-01-02].
Mức 3:
Trong những năm học qua, toàn trường có từ 96- 98 % số trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường. Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường tăng qua từng năm học, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vừa và thấp còi độ 1 giảm dần; không có trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ thấp còi độ II hoặc trẻ thừa cân, béo phì. [H5-5-03-03]; [H1-1-01-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã phối hợp với trạm y tế xã khám bệnh cho trẻ theo quy định. Xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe và theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, Trẻ phát triển cân bình thường đạt tỷ lệ cao. Chế độ dinh dưỡng của trẻ ăn tại trường được đảm bảo theo quy định.
3. Điểm yếu
Nhà trường chưa có nhân viên y tế nên việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022- 2023 và những năm học tới, nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đồng thời, tích cực tham mưu với các cấp các ngành để bổ sung nhân viên y tế cho các trường mầm non.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
 
Tiêu chí 5.4. Kết quả giáo dục
Mức 1:
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mức 2:
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
Mức 3:
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
1. Mô tả hiện trạng:
Mức 1+ Mức 2+ Mức 3:
- Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để cho trẻ đi học thường xuyên. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần của nhà trường hàng năm bình quân đạt từ 98% trở lên. [H1-1-05-01]; [H1-1-08-01]; [H1-1-01-02]; [H5-5-04-01].
- 100% số trẻ 5 tuổi đến trường đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục hàng năm đạt 100%. [H5-5-04-01]; [H5-5-04-02].
- Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân. 100% số trẻ được đánh giá có sự tiến bộ rõ rệt. [H1-1-08-01]; [H1-1-01-02]; [H1-1-05-02].
2. Điểm mạnh:
Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần, trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi hàng năm cao. Trẻ khuyết tật được theo dõi và chăm sóc chuyên biệt, có sự tiến bộ rõ rệt.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022- 2023 và những năm học tới, nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Quan tâm hơn nữa đến trẻ khuyết tật học hòa nhập và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 5
Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường luôn được chú trọng. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn có nền nếp, giáo viên xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với từng lứa tuổi và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra, tạo môi trường học tập phong phú, đa dạng và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được khám phá, trải nghiệm, được hoạt động thường xuyên giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, cảm thụ âm nhạc. Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân; quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi. Nhà trường tổ chức nuôi phục hồi dinh dưỡng cho 100% trẻ suy dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hằng năm giảm so với đầu năm học.
Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 4
Số tiêu chí đạt yêu cầu: 4
Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
III. KẾT LUẬN CHUNG
  1. Những điểm mạnh:
Trường Mầm non Suối Lư trong những năm qua đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Từ năm 2007 đến nay liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến và Tập thể Lao động Xuất sắc, được nhận nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo và xây dựng các phong trào. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng yêu cầu của ngành cũng như vị thế của nhà trường, được cha mẹ học sinh tin yêu, quý mến. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn luôn được coi trọng và đạt hiệu quả cao. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đồng bộ, kiên cố, môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện, có đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện đại để phục vụ hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Công tác phối hợp với các bậc phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường hàng năm được tăng cường và đạt hiệu quả. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao và là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh trong và ngoài xã.
  1. Những tồn tại:
Nhân viên nuôi dưỡng, bảo vệ của nhà trường chưa có đủ chứng chỉ đào tạo theo quy định. Đời sống giáo viên ngoài biên chế mới tuyển còn khó khăn, giáo viên còn phải làm việc quá số giờ qui định. Các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ còn thiếu thốn.
 
  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
- Nhà tr­ường tiếp tục tăng cường bồi dưỡng về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ dưới mọi hình thức như: Bố trí cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp học Đại học; Tổ chức bồi dưỡng giáo viên qua hội thảo, hội giảng, chuyên đề, dự giờ; Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Phòng GD&ĐT tổ chức; Chú trọng bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên...
- BGH tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục để mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định và ngoài quy định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xanh – sạch – đẹp và an toàn.
  1. Kiến nghị của nhà trường:
- Đối với Cấp uỷ, chính quyền địa phương: Tiếp tục quan tâm đầu tư mọi nguồn lực, vật lực để tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
- Đối với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT: Tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền: Nâng chỉ tiêu định biên giáo viên theo Thông tư 06 của liên Bộ GD&ĐT- Bộ Nội vụ, đảm bảo đủ giáo viên mầm non trên lớp theo quy định; tuyển dụng nhân viên theo quy định của Thông tư 06; đầu tư trang thiết bị, đồ dùng y tế phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường mầm non.
Căn cứ theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhà trường tự đánh giá có:
- Số lượng và tỷ lệ phần trăm các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:
Đạt: 21/25 = 84%
Không đạt:4
- Mức đánh giá của nhà trường: Không đạt;
Trên đây là báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường mầm non Suối Lư- huyện Điện Biên Đông- Tỉnh Điện Biên. Kính mong các cấp có thẩm quyền về kiểm tra, đánh giá và đầu tư cơ sở vật chất cho trường mầm non Suối Lư để đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Nhà trường xin trân trọng cám ơn!
                                                                                                                                                      Phì nhừ, ngày 02 tháng 4 năm 2023
 
                                                                   
  HIỆU TRƯỞNG
a 1

Trần Thị Quý
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Hạnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây