sINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
- Thứ ba - 20/10/2020 10:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo truyền thống trong những năm qua nhìn chung đã mang lại những hiệu quả to lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho CBQL và GV trong nhà trường, giúp CBQL, GVMN đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo hướng tăng cường hình thức trải nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non, phát huy rõ nét tính tích cực của học sinh trong khám phá lĩnh hội tri thức.
Thực hiện công văn số 1986/SGDĐT ngày 21/9/2020 của sở giáo dục và đào tạo về việc tập huấn xây dựng mô hình tăng cường tiếng việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Năm học 2020-2021 Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn truyền thống theo hướng SHCM theo nghiên cứu bài học, kết hợp với tăng cường các hình thức trải nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non. Nhà trường đã được tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường mầm non Pu Nhi – xã Phu Nhi của huyện.
SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của trẻ tại lớp. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học (tập trung chủ yếu vào việc học của trẻ). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... có ảnh hưởng đến việc học của trẻ.
SHCM theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao trẻ học/không học, trẻ có hứng thú- không có hứng thú với hoạt động của cô, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả trẻ học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình.
Qua tổ chức thực hiện SHCM theo hình thức nghiên cứu bài học, cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng CSGD trẻ của nhà trường nói chung đã có nhiều khởi sắc. Đa số giáo viên trong nhà trường đã mạnh dạn, tự tin hơn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Các buổi SHCM của nhà trường không còn là những “màn biểu diễn điêu luyện” của 1 vài giáo viên cốt cán, mà thực sự là không gian cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, chia sẻ tri thức, góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại nhà trường.
Thực hiện công văn số 1986/SGDĐT ngày 21/9/2020 của sở giáo dục và đào tạo về việc tập huấn xây dựng mô hình tăng cường tiếng việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Năm học 2020-2021 Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn truyền thống theo hướng SHCM theo nghiên cứu bài học, kết hợp với tăng cường các hình thức trải nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non. Nhà trường đã được tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường mầm non Pu Nhi – xã Phu Nhi của huyện.
SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của trẻ tại lớp. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học (tập trung chủ yếu vào việc học của trẻ). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... có ảnh hưởng đến việc học của trẻ.
SHCM theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao trẻ học/không học, trẻ có hứng thú- không có hứng thú với hoạt động của cô, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả trẻ học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình.
(Cô quan sát trẻ thực hiện)
Qua tổ chức thực hiện SHCM theo hình thức nghiên cứu bài học, cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng CSGD trẻ của nhà trường nói chung đã có nhiều khởi sắc. Đa số giáo viên trong nhà trường đã mạnh dạn, tự tin hơn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Các buổi SHCM của nhà trường không còn là những “màn biểu diễn điêu luyện” của 1 vài giáo viên cốt cán, mà thực sự là không gian cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, chia sẻ tri thức, góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại nhà trường.