Vẻ đẹp tâm hồn trẻ em vùng cao
- Thứ tư - 23/12/2020 11:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ở vùng cao không chỉ có những điệp trùng núi rừng cùng ruộc bậc thang vàng mùa lúa, không chỉ có bảng lảng khói sương, phong cảnh hữu tình mà còn có những cuộc đời con người đã trải qua bao đời gắn bó. Lên miền ngược gặp người vùng cao, gặp những bóng thổ cẩm nơi này, gặp người dân chân chất nơi này, và gặp cả những ánh trong veo của trẻ con miền núi.
Người ta rời đồng bằng lên miền ngược, không hẳn là chỉ để hưởng cái không khí nơi đây, chụp những bức tranh thiên nhiên đẹp như bước ra từ thần thoại. Mà người ta đến để tìm lại ánh mắt thơ ngây của trẻ con nơi này.
Chẳng nơi đồng bằng nào ta tìm được những đôi mắt trong veo như của trẻ con miền núi. Cái sự trong trẻo không thua kém gì những dòng suối nguồn nơi đây. Cái sự long lanh trong đôi mắt trẻ ấy, khiến ta bất giác ngỡ ngàng vì thiên thần có tồn tại.
Những đứa trẻ vùng cao sống ngây ngô không khác gì những cây những cỏ. Chúng hòa mình vào thiên nhiên quậy đủ trò đến khi cả người lem luốt mà không lo bị mắng. Không quá nhiều những bao bọc, chở che, trẻ con lớn lên giữa hương núi rừng tự nhiên
Không biết có phải vì thế mà trẻ vùng cao thường rất bé. Có những đứa cùng tuổi mà chỉ nhỏ bằng nửa so với trẻ sống ở đồng bằng. Đi trên đường, ta gặp không ít những đám trẻ đang chụm lại đùa nghịch. Những đứa trẻ như những người tí hon mà nhanh như sóc, leo trèo, bơi lội như bản năng vốn có trong người.
Trẻ con miền núi không giống trẻ con ở miền xuôi. Khi mà chúng ta đang còn được mẹ nấu cơm cho ăn từng bữa thì chúng đã tự trông em, nấu cơm đợi cha mẹ về. Đứa lớn trông nom đứa bé, đứa bé lại trông đứa bé hơn nữa. Ở những khu du lịch thì không khó khăn gì để thấy bóng dáng trẻ nhỏ 4 5 tuổi cầm theo vài đồ thổ cẩm nhỏ xinh đi bán.
Các em sống ở vùng cao cực khổ nhưng có lẽ vì vậy nên nhiều em vẫn có được sự ngây thơ với lứa tuổi, mang theo sự hồn nhiên trong sáng mà nhiều đứa trẻ ở thành thị đã đánh mất.
Những đứa trẻ đó không được bố mẹ mua cho quần áo đẹp, đồ chơi hay nên chúng tự mình tìm tới những niềm vui giản dị với núi rừng xung quanh.
Tại các vùng miền cao dân tộc thiểu số, người dân thiếu thốn từ cái ăn cái mặc cho nên việc có thể chu cấp cho con mình đến trường vẫn còn rất khó khăn với nhiều gia đình. Mặc dù đã có sự khuyến khích và trợ giúp dạy học miễn phí từ nhà nước nhưng nhiều cha mẹ vẫn cấm con mình tới trường tới lớp. Bởi vì con đi học rồi thì làm gì còn ai trông em giúp để cha mẹ có thể làm đồng, những đứa lớn hơn chút nếu đi học rồi thì làm gì còn thời gian để giúp gia đình kiếm thêm miếng ăn.
Cuộc sống ở mỗi nơi có mỗi điều thú vị. Chẳng thể nào đem ra so sánh trẻ con của nơi nào với nơi nào. Chỉ là, một ngày ta rời miền xuôi lên miền ngược, gặp những đứa trẻ của núi rừng, nhìn chúng với sự hồn nhiên và trong trẻo. Ta thấy lòng thêm nhẹ và đời thêm vui. Thế thôi là đủ.
Chẳng nơi đồng bằng nào ta tìm được những đôi mắt trong veo như của trẻ con miền núi. Cái sự trong trẻo không thua kém gì những dòng suối nguồn nơi đây. Cái sự long lanh trong đôi mắt trẻ ấy, khiến ta bất giác ngỡ ngàng vì thiên thần có tồn tại.
Những đứa trẻ vùng cao sống ngây ngô không khác gì những cây những cỏ. Chúng hòa mình vào thiên nhiên quậy đủ trò đến khi cả người lem luốt mà không lo bị mắng. Không quá nhiều những bao bọc, chở che, trẻ con lớn lên giữa hương núi rừng tự nhiên
Không biết có phải vì thế mà trẻ vùng cao thường rất bé. Có những đứa cùng tuổi mà chỉ nhỏ bằng nửa so với trẻ sống ở đồng bằng. Đi trên đường, ta gặp không ít những đám trẻ đang chụm lại đùa nghịch. Những đứa trẻ như những người tí hon mà nhanh như sóc, leo trèo, bơi lội như bản năng vốn có trong người.
Trẻ con miền núi không giống trẻ con ở miền xuôi. Khi mà chúng ta đang còn được mẹ nấu cơm cho ăn từng bữa thì chúng đã tự trông em, nấu cơm đợi cha mẹ về. Đứa lớn trông nom đứa bé, đứa bé lại trông đứa bé hơn nữa. Ở những khu du lịch thì không khó khăn gì để thấy bóng dáng trẻ nhỏ 4 5 tuổi cầm theo vài đồ thổ cẩm nhỏ xinh đi bán.
Các em sống ở vùng cao cực khổ nhưng có lẽ vì vậy nên nhiều em vẫn có được sự ngây thơ với lứa tuổi, mang theo sự hồn nhiên trong sáng mà nhiều đứa trẻ ở thành thị đã đánh mất.
Những đứa trẻ đó không được bố mẹ mua cho quần áo đẹp, đồ chơi hay nên chúng tự mình tìm tới những niềm vui giản dị với núi rừng xung quanh.
Tại các vùng miền cao dân tộc thiểu số, người dân thiếu thốn từ cái ăn cái mặc cho nên việc có thể chu cấp cho con mình đến trường vẫn còn rất khó khăn với nhiều gia đình. Mặc dù đã có sự khuyến khích và trợ giúp dạy học miễn phí từ nhà nước nhưng nhiều cha mẹ vẫn cấm con mình tới trường tới lớp. Bởi vì con đi học rồi thì làm gì còn ai trông em giúp để cha mẹ có thể làm đồng, những đứa lớn hơn chút nếu đi học rồi thì làm gì còn thời gian để giúp gia đình kiếm thêm miếng ăn.
Cuộc sống ở mỗi nơi có mỗi điều thú vị. Chẳng thể nào đem ra so sánh trẻ con của nơi nào với nơi nào. Chỉ là, một ngày ta rời miền xuôi lên miền ngược, gặp những đứa trẻ của núi rừng, nhìn chúng với sự hồn nhiên và trong trẻo. Ta thấy lòng thêm nhẹ và đời thêm vui. Thế thôi là đủ.