Giáo dục mầm non (GMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của GMN là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu GDMN là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Phương pháp GMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi.
Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học hỏi và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ.
Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối trẻ độ tuổi mầm non vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi, chúng sống và hành động với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.
Nhưng hiện nay bản tôi dạy 100% là người dân tộc Khơ Mú ở tại miền núi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn các cháu không được giao lưu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, các loại đồ chơi trên thị trường các cháu chưa bao giờ được chơi. Vì vậy để trẻ được phát triển một cách toàn diện tôi đã tìm hiểu trên mạng internet xem các cách làm đồ chơi tự tạo để trẻ có thêm nhiều đồ chơi để hoạt động vào các hoạt động ngoài giờ. Tôi đã tuyên truyền và vận động phụ huynh đóng góp tre, lứa, gỗ, đan các đồ dùng dân tộc, ngày công để trẻ có thêm đồ chơi để chơi. Các phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của đồ chơi đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ lên đã ủng hộ và giúp đỡ rất nhiệt tình và đã tạo được ra rất nhiều đồ chơi cho trẻ. Sau đây là một số hình ảnh đồ chơi mà cô giáo và phụ huynh cùng làm.