Xã Phì Nhừ, một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông – Tỉnh Điện Biên năm nào cũng hứng chịu 1,2 trận lũ lớn.
Những ngày đó, tuyến đường đi vào xã và vào các bản đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đường đất. Trong cơn lũ lớn, các thầy cô giáo trong huyện Điện Biên Đông nói chung và các cô giáo trường mầm non nói riêng vẫn không sao quên được: “Đường mòn nhỏ, một bên là núi, một bên là vực sâu, thường xuyên trơn trượt và bị ngã. Ngày nắng ráo 30 – 40 phút đi từ trung tâm xã vào bản. Còn ngày mưa gió đường lầy như ruộng mạ, bùn ngập lưng vòng bánh xe, đi mất khoảng hơn một tiếng đồng hồ mới tới”. Trong ký ức của các giáo viên điểm trường bản Trống Sư A trường mầm non Suối Lư và phụ huynh trong bản vẫn còn nhớ như in hình ảnh của các cô giáo vào những ngày mưa, thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc. Chúng tôi cố gắng vượt suối để đến trường. Vì đây là nhiệm vụ được giao và để các em nhỏ lại ở trường mình cũng không yên tâm. Con nước lũ ồng ốc, xối xả và chảy rất mạnh. Những nỗ lực vượt khó, hy sinh của các cô đã mang lại trái ngọt ngành giáo dục vùng cao.
Từ những ngày đầu gian khó, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh tế khó khăn, dân trí của đồng bào còn thấp nên việc học hành của trẻ bị hạn chế. Trăn trở trước sự học của đồng bào dân tộc Mông, các cô giáo đã vận động phụ huynh cho con em đi học. thành công này có sự tham gia và đóng góp của nhiều bên – nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương, các chính sách của tỉnh và Nhà nước. Nhà trường luôn huy động được 100% học sinh trong độ tuổi ra lớp; tỷ lệ chuyên cần luôn đạt trên 99%; cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đã đáp ứng được với hoạt động dạy học và nuôi dưỡng các em. Thành công cốt lõi của giáo dục trường mầm non Suối Lư nói riêng và giáo dục vùng cao nói chung không thể thiếu đi tấm lòng và sự nhiệt huyết của các giáo viên cắm bản.
Dưới đây là một số hình ảnh các cô giáo điểm bản Trống Sư A vào nhừng ngày mưa
Tác giả bài viết: Lò Thị Hồng Duyên
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn