Xây dựng mộ số trò chơi thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Suối Lư.

Thứ tư - 10/05/2023 16:22
Xây dựng mộ số trò chơi thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Suối Lư.
 
Thí nghiệm 1: Vật nổi, vật chìm
Đối với trò chơi này tôi chuẩn bị những đồ dùng phong phú đa dạng, dễ tìm sẵn có ở địa phương như lá khô, viên sỏi, miếng xốp, chậu nước......tôi cho trẻ quan sát những vật dụng chuẩn bị ở trên và cho trẻ tiến hành làm thí nghiệm cùng thả lá khô, sỏi,miếng  xốp vào chậu nước trẻ quan sát và nhận xét vì sao lá khô và xốp lại nổi trên mặt nước và viên sỏi lại chìm dưới nước từ đó trẻ rút ra được kiến thức kỹ năng khi thả vật nhẹ vào nước thì vật sẽ nổi, vật nặng sẽ chìm. Qua thí nghiệm này cô giáo dục trẻ biết liên hệ với thực tế trẻ biết cách bảo vệ chính bản thân mình tránh xa nơi nguy hiểm như hồ, ao, sông, suối, hố nước....
 
2
 
1
( Hình ảnh cô và trẻ quan sát và làm thí nghiệm)
Thí nghiệm 2: Nước đá biến đi đâu?
Tôi chuẩn bị 2 cốc nước ấm khoảng 40oC- 50oC, 1 khay đá cho trẻ quan sát cô cho trẻ sờ tay vào thành hai cốc nước ấm để trẻ nhận xét xem thành cốc như thế nào điều gì sẽ xảy ra khi cho đá vào một trong hai cốc nước ấm. Trẻ quan sát nhận xét khi thả viên đá vào cốc nước ấm viên đá nhỏ dần và tan ra, nước trong cốc thì đầy lên sờ tay vào thành cốc thì thấy cốc nước lạnh. Từ thí nghiệm trên trẻ hiểu được đá sẽ tan khi gặp nhiệt độ cao.
 
đá1
 
viên đá
(Hình ảnh thí nghiệm viên đá)
 Thí nghiệm 3: Vì sao ngọn nến tắt?
 Cô chuẩn bị  2 cây nến, 1 cái cốc thủy tinh cho trẻ quan sát và nhận xét điều gì sẽ xảy ra khi cô tiến hành thí nghiệm khi đốt 2 cây nến lên sau đó cô dùng cốc úp vào 1 cây nến đang cháy thì cây nến bị tắt, còn cây nến không có cốc úp vẫn cháy. Vì cây nến úp cốc bị tắt do không có ô xy, còn cây nên đang cháy là có ô xy thì cây nến vẫn cháy. Từ đó trẻ hiểu được không có oxy thì nến tắt và trẻ hiểu thêm oxy không những cần cho sự cháy mà còn rất cần thiết cho sự sống của động thực vật và con người. Ngoài những kiến thức trên trẻ còn biết thêm cây xanh là nguồn chính để sản sinh ra oxy. Qua đó giáo dục trẻ biết lửa dễ gây ra cháy nổ hoả hoạn nguy hiểm đến tính mạng vì vậy khi sử dụng lửa các con phải hỏi ý kiến và nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ và cô giáo. Chỉ với thí nghiệm nhỏ ta đã cung cấp cho trẻ rất nhiều kiến thức cơ bản giúp trẻ trả lời được những câu hỏi, những thắc mắc của mình.
 
ngọn nếm
 
nếm
( Hình ảnh cô và trẻ làm thí nghiệm)
          Thí nghiệm 4: Những viên kẹo sắc màu
Những hiện tượng thời tiết xảy ra như sau cơn mưa thì cầu vồng xuất hiện hiện tượng này cũng thu hút được sự tò mò của trẻ. Nhưng để đưa ra được thí nghiệm này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu để có được thí nghiệm hay cho trẻ làm. Với những viên kẹo nhiều màu sắc mà trẻ thường được bố mẹ mua cho thì làm được thí nghiệm gì với những viên kẹo đó?
Chuẩn bị những viên kẹo các màu, đĩa, chai nước, khăn. Với thí nghiệm này giáo viên có thể lồng ghép toán xếp xen kẽ, các màu của viên kẹo, xếp theo quy tắc? Đếm xếp số lượng theo yêu cầu? Xếp theo vòng cung hoặc hình tròn, bông hoa… theo ý thích để thí nghiệm được hình đa dạng và phong phú. Sau đó đổ nước vào các viên kẹo, các viên kẹo từ từ tan ra với nhiều hình thù khác nhau như 7 sắc cầu vồng….. Cô đặt ra các câu hỏi tại sao lại có hiện tượng này? Để trẻ trả lời rồi cô giáo giải thích: Khi đổ nước vào những viên kẹo sẽ từ từ tan ra vì do màu có thể tan đuợc ở trong nước và do sự hòa tan của các chất.
       
viên kẹo 2
                                                            
 
viên kẹo 1
( Hình ảnh cô và trẻ làm thí nghiệm)
  • Kết quả khi thực hiện biện pháp
Trước khi thực hiện biện pháp nhiều trẻ chưa có kĩ năng sử dụng tốt các nguyên liệu trong thí nghiệm, trẻ còn lúng túng với các yêu cầu của cô.Trẻ chưa chủ động trong việc phân tích, phán đoán kết quả của trò chơi thí nghiệm. Trẻ còn tỏ ra lúng túng, nhút nhát trong quá trình thực hành trò chơi và cũng chưa thực sự hào hứng chủ động tham gia chơi; qua quá trình xây dựng thiết kế  tổ chức các trò chơi thí nghiệm cho trẻ, trẻ tham gia hứng thú, ngôn ngữ phát triển mạch lạc, trẻ đã có kĩ năng sử dụng trò chơi thí nghiệm, linh hoạt hơn khi thực hiện yêu cầu của cô, đã chủ động tích cực, hào hứng khi đưa ra các phán đoán, suy luận về kết quả thí nghiệm vừa tham gia. Có thể nói khi thực hiện biện pháp xây dựng  các trò chơi thí nghiệm đã đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Suối Lư một cách rõ rệt.
 
 

Tác giả bài viết: Vàng Thị Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay114
  • Tháng hiện tại954
  • Tổng lượt truy cập224,307
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính