Cho trẻ mầm non làm quen với việc đọc sách ở trường Mầm non
Với trẻ em ở độ tuổi mầm non, việc đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, kỹ năng xã hội của trẻ. Đọc sách giúp trẻ làm quen với nhiều âm thanh khác nhau của ngôn ngữ. Trẻ mầm non chưa biết đọc song việc cho làm quen với sách mang đến nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ.
Để tạo hứng thú cho trẻ trong việc làm quen với sách, việc kiến tạo không gian, môi trường tốt để trẻ làm quen với nhiều cuốn sách phù hợp với sở thích của trẻ là rất cần thiết. Thư viện và các góc đọc sách trong trường mầm non là không gian văn hóa trường học, là môi trường nuôi dưỡng thói quen đọc, khơi dậy nhu cầu được tìm hiểu, khám phá của trẻ. Từ đó sẽ thúc đẩy sự siêng năng và học hỏi không ngừng nghỉ của trẻ trong quá trình học tập từ mầm non sang cấp tiểu học, chúng ta lại thấy đa số bố mẹ đã bỏ qua thói quen đọc sách cùng con, kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích vào mỗi tối. Dường như áp lực cuộc sống từ công việc, gia đình…đã khiến họ cảm thấy mệt mỏi và không còn tinh thần để làm việc khác. Vì vậy, số lượng trẻ mầm non yêu thích và tiếp cận việc đọc sách ngày càng ít, thay vào đó trẻ thường sử dụng thiết bị thông minh như điện thoại
Đối với trẻ đọc sách giúp trẻ học được về màu sắc, hình dáng, các con số, chữ cái, các kí hiệu thông thường trong cuộc sống. Các tình huống trong câu chuyện giúp trẻ phát triển kĩ năng sống, những bài học đạo đức trong cuộc sống. Lợi ích của việc đọc sách đối với trẻ độ tuổi mầm non, trẻ học thêm rất nhiều từ vựng, ngữ pháp, trẻ làm quen với chữ cái. Đây là tiền đề xây dựng kỹ năng đọc viết sớm cho trẻ, rẻ có niềm vui thích và yêu đọc sách trẻ tập trung, nghe hiểu tốt hơn giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ đọc sách góp phần kích thích tính tò mò, ham học hỏi ham tìm hiểu của trẻ. Trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh và học cách tôn trọng sự khác biệt của người khác giúp phát triển các kỹ năng xã hội và kỹ năng quản lý cảm xúc của trẻ, trẻ xây dựng được mối quan hệ gắn kết với người chăm sóc trẻ. Chính vì những lợi ích đó cô và trò lớp 3 tuổi trung tâm trường Mầm non Suối Lư luôn động viên khuyến khích các con tham gia đọc sách mỗi tuần.
Trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non. Mục tiêu giữ gìn sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trẻ muốn có một sức khỏe tốt nhất thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhầm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh là một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn lực có chất lượng tương lai và phòng chống các bệnh dịch.
Một trong những cách phòng tránh bệnh dịch đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay,... nhưng lại rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các bệnh ở trẻ đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán rất nhanh. Nếu chúng ta giáo dục các con vệ sinh đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen đến suốt đời.
Làm tốt vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp chúng ta duy trì bảo vệ sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách rất quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh hàng ngày nhất là bàn tay. Bàn thay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa tay đúng cách theo các bước của bộ y tế, việc rủa tay thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp trẻ ít bị lây nhiễm mầm bệnh.
Phải rèn cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay để bảo vệ sức khỏe. Dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rủa tay: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ở ngoài vườn, sau khi vứt rác,... Ngay sau khi đi học các cô giáo cũng đã giúp trẻ nhớ lại cách rửa tay theo 6 bước và cho trẻ thực hiện thường xuyên hàng ngày. Sau mỗi mỗi hoạt động ở trường, trẻ đều được cô cho rủa tay với xà phòng để rèn nề nếp và ý thức giữ vệ sinh cá nhân.
Như vậy, rèn cho trẻ cách rủa tay ở mọi luc mọi nơi, rửa tay khi thấy tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, rủa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi tham gia lao động vệ sinh... là việc nên làm và bắt buộc phải làm giup đôi tay của trẻ luôn sạch sẽ và tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Do đó giáo dục thể chất là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất vì sức khỏe là vốn quí nhất và có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặt biệt với trẻ mầm non
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẶT RAU CỦA CÁC BÉ LỚP MẪU BÉ TRƯỜNG MẦM NON SUỐI LƯ
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm nhặt rau của các bé mẫu giáo bé.
Nhặt rau là công việc quen thuộc hàng ngày nhưng có lẽ rất ít trẻ được trải nghiệm trong thực tế. Các bé lớp mẫu giáo bé Trường mầm non Suối Lư - Huyện Điện Biên Đông đã có được một buổi hoạt động trải nghiệm “Bé tập làm nội trợ: Nhặt rau giúp mẹ” qua hoạt động nhặt rau đã rèn luyện cho trẻ kỹ năng thật khéo léo cho đôi bàn tay và có tính kiên trì, tự lập, trong kỹ năng tự phục vụ bản thân mình. Qua hoạt động nhặt rau đã giúp trẻ biết làm các công việc vừa sức của mình để giúp đỡ ông bà, bố mẹ, cô giáo,….Trẻ biết ăn nhiều loại rau khác nhau, cung cấp vitamin cho cơ thể, để cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Nhặt rau giúp cho trẻ phát triển vận động tinh: Rèn các ngón tay, cơ bàn tay… Giáo dục trẻ khi về nhà có thể giúp bà, giúp mẹ những việc nhỏ khi nấu ăn, từ đó hình thành ở trẻ kỹ năng sống. Qua hoạt động trải nghiệm trẻ có thể nhận biết được tên gọi, đặc điểm, tác dụng của các loại rau... đối với sức khỏe con người và trẻ cũng nhận biết được thao tác sơ chế rau để chế biến món ăn hàng ngày. Cô dạy trẻ biết nhặt bỏ lá vàng, lá héo, úa và phần cọng dưới gốc sẽ ngắt bỏ đi. Bé nào cũng hứng thú, say mê nhặt rau vì lần đầu tiên bé được thực hành nhặt rau cùng cô và các bạn. Qua hoạt động trải nghiệm này giúp trẻ có kỹ năng thao tác các công việc đơn giản hàng ngày.
Đây là hoạt động nhặt rau, trong trường mầm non Suối Lư - Huyện Điện Biên Đông nói chung, và ở các lớp mẫu giáo nói riêng. Để rèn luyện cho trẻ kỹ năng khéo léo, mềm dẻo của đôi bàn tay và cũng tạo cho các con tính kiên trì và tự lập hơn trong các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Qua hoạt động trải nghiệm còn giúp các con hiểu thêm về ý nghĩa của lao động và biết yêu thương mẹ hơn.
Với trẻ nhà trẻ dưới 24 tháng tuổi, việc theo dõi sức khỏe hàng tháng là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết giúp cô giáo và phụ huynh nắm rõ tình trạng sức khỏe tổng quan của bé, đặc biệt là sự tăng trưởng về mặt thể chất (cân nặng, chiều cao). Từ đó đưa ra các phương thức xử lý và điều trị kịp thời. Ví dụ như kiểm soát nguy cơ béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng
“Phụ huynh tham gia xây dựng môi trường ngoài lớp học tại điểm trung tâm trường Mầm non Suối Lư”
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Thật vậy, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và các bạn. Đối với nhà giáo dục việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.
Vì vậy, môi trường ngoài lớp học tại điểm trường trung tâm trường Mầm non Suối Lư đã được đông đảo các bậc phụ huynh rất quan tâm và chia sẻ với các cô giáo công việc tạo cảnh quan.
Vừa qua các cô giáo của lớp mẫu giáo nhỡ bản suối lư đã phát cho mỗi bé 1 tuýp kem đánh răng và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách. Đánh từng bộ phận trong răng miệng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non là một trong những điều căn bản và quan trọng nhất trong việc chăm sóc răng cho bé. Bé có hàm răng khỏe mạnh sẽ trông đẹp hơn, cảm thấy thoải mái, tự tin hơn
Ngày nay, tất cả các em nhỏ, ngay từ bậc mẫu giáo đã được giáo dục rất kỹ về các bước rửa tay - một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích. Vậy tại sao chúng ta phải rửa tay và rửa tay như thế nào cho đúng?
Trẻ em như những mầm ươm, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế những năm qua Hanoi Academy luôn chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và nhân cách.