Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình một cách linh động sáng tạo để giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc”. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Hoạt động góc là một trong những hoạt động hằng ngày mà trẻ được tham gia tại trường mầm non. Hoạt động góc là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
Hoạt động góc không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ chơi theo sự gợi mở và hướng dẫn của cô khi tham gia vào trò chơi . Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động ở các góc chơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự định hướng, gợi ý, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.
Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc bé chơi đóng vai; Góc xây dựng; Góc học tập; Góc sách truyện; Góc tạo hình - âm nhạc; Ở mỗi góc chơi trẻ đều được học những kiến thức, kỹ năng khác nhau và quan trọng hơn cả là trẻ có cơ hội được thể hiện mình và biết phối hợp cùng các bạn tham gia các hoạt động.
Và sau đây là một số hình ảnh trong hoạt động góc của các bé khi tham gia chơi ở các góc:
Các trường mầm non, góc thư viện là một trong những nơi được nhà trường và các cô giáo quan tâm. Một góc thư viện đẹp, sạch sẽ thu hút được các bé tìm đến đọc sách, xem truyện. Các bé mầm non được xem là lứa tuổi đầu tiên của cuộc đời con người. Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non ở lứa tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo là một việc làm quan trọng để từ đó sẽ hình thành nhân cách cho trẻ. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ đó chính là tạo thói quen đọc sách cho trẻ. Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng các bé mầm non còn quá nhỏ nên chưa thể nhận thức được những gì từ sách báo đem lại,trẻ em cần tiếp xúc với truyện, sách càng sớm càng tốt và việc này sẽ góp phần rất nhiều vào sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Vì vậy,các hoạt động học tập và vui chơi ở trường mầm non có tác động rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Trường mầm non cần tạo dựng một bộ sưu tập sách cho các con vui chơi học tập. Nội dung của sách ở cấp bậc mầm non nên tập trung vào các câu chuyện cổ tích, nhân vật, hay các loài vật,… Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi bắt đầu muốn khám phá về thế giới nên xây dựng góc thư viện cho trường mầm non là điều đặc biệt cần quan tâm. Phong cách trang trí góc thư viện mầm non cũng cần được các cô giáo quan tâm. Có thể bài trí góc thư viện theo hướng mở, phong cách hiện đại, khoa học,… Các cô tận dụng sự sáng tạo của mình để trang trí cho góc mầm non. Có thể dùng những nguyên vật liệu có sẵn như giấy, tranh vẽ, đồ dùng học tập để trang trí góc thư viện cho bé sinh động. Khi trang trí góc mầm non, các cô cũng cần phải chú ý đến những đồ vật dụng sẽ được đặt trong góc này như kệ sách, các bàn ghế cho bé ngồi đọc sách, thảm xốp,… Các cô giáo sẽ hướng dẫn các bé cách sử dụng sách có hiệu quả cũng như cách bảo quản sách, truyện trong thư viện; Các cô cũng nên khuyến khích trẻ tự chủ động lấy sách, những bức tranh, cuốn truyện… để xem. Các cô giáo mầm non cần tích cực tuyên truyền cho phụ huynh về việc cùng con đọc sách ở thư viện nhà trường hoặc cùng con đọc sách ở nhà để giúp bé hình thành thói quen đọc sách. Giáo dục trẻ mầm non sử dụng sách, bảo quản sách với là một việc làm cần thiết để trẻ hình thành được tính kỉ luật cao cho trẻ.
Đây là một dự án đã và đang được nhiều trường mầm non trong các tỉnh thành quan tâm và thực hiện trong nhiều năm nay trong đó có các trường mầm non thuộc khu vực tỉnh điện biên nói chung và trường mầm non Suối Lư nói riêng.Tại trường mầm non Suối Lư chúng tôi cũng tham gia một câu lạc bộ của dư án này, sau một thời gian thực hiện tôi thấy dự án này thật sự đã mang lại nhiều hệu quả cho trẻ làm quen với toán và đọc viết tại nhà, đã giúp cho các bậc phụ huynh biết cách cho trẻ làm quen với toán và đọc viết tại nhà đơn giản mà không tốn nhiều thời gian và không cần nhiều nguyên vật liệu cũng như là đồ dùng đồ chơi học tập của trẻ, quan trọng hơn nữa là phụ huyng có thể cho trẻ làm quen với đọc viết và toán tại nhà mà không cần biết chữ cũng làm được: Ở đây chúng ta rất dễ nhìn nhận được điều đó và thấy đơn giản ở một hoạt động đó là hoạt động cho trẻ làm quen với đọc viết, “Dạy trẻ đọc truyện tranh, kể truyện, đọc truyện tương tác”.
Trong hoạt động này khi tham gia ở các buổi sinh hoạt câu lạc bộ chúng ta sẽ làm thế nào để giúp cho phụ huynh làm được điều này? Đơn giản là tình nguyện viên chỉ đọc, kể mẫu, làm mẫu cho phụ huynh 1- 2, cung cấp cho phụ huynh về các cách làm quen với sách, cách đọc, kể truyện tương tác, phản hồi tích cực và sau đó mời phụ huynh thực hiện lại 1-2 lần.
Sau nhiều buổi sinh hoạt và sau nhiều lần thực hiện như vậy chúng tôi những người tình nguyện viên cũng đã đi đến nhà phụ huynh xem và hỏi thăm tôi thấy phụ huynh và trẻ đều rất thích thú đọc truyện, xem truyện tranh, đọc truyện tương tác với nhau cho dù họ không biết chữ họ cũng có thể dạy cho con em mình làm quen với đọc viết và toán ở nhà cũng như ở lớp tốt lên nhiều so với lúc chưa có dự án này
Tôi thiết nghĩ đây là một điều đáng mừng và là những hoạt động thiết thực, những thực trạng rất cần được các dự án đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ giúp cho học sinh con em vùng cao nói riêng và trẻ em trên thế giới nói chung học tốt hơn, phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho con em mình sãn sàng vào học phổ thông, dự án này giúp cho các thầy trò và phụ huynh có nhiều thời gian gặp gỡ, học hỏi tương tác để tháo gỡ những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, tạo cho trẻ những hứng thú tích cực làm quen với toán và đọc viết tại lớp không gây quá áp lực hay gò bó cho trẻ
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “ CHĂM SÓC VƯỜN HOA” CỦA CÔ VÀ TRÒ ĐIỂM BẢN TRỐNG SƯ A.
Hoạt động trải nghiệm, chăm sóc vườn hoa của các cô trò. Điểm bản Trống Sư A luôn quan tâm sâu sắc đến việc trồng cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên của các lớp, ở sân trường, góc vườn trong trường ngoài tác dụng xanh hóa môi trường, tạo bóng mát, tạo cảnh quan cho trường mầm non góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
Chính vì vậy các cô đã tổ chức cho các bạn nhỏ trải nghiệm tưới hoa,nhổ cỏ, được tự tay chăm sóc cho cây hoa các bạn nhỏ hứng thú vào hoạt động.
Từ khi chăm sóc cây hoa,hằng ngày khi đến lớp trẻ đều muốn ra xem cây hoa như thế nào?
Đây là hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ nhận thức sâu hơn về thế giới các loại hoa, thực hiện được một số công việc chăm sóc bảo vệ cây hoa, cả cô và trò lại cùng nhau đến vườn chăm sóc cây: cùng nhổ cỏ, tưới nước. Đây là một hoạt động vui và bổ ích, trẻ hào hứng và thích thú khi được cùng cô làm việc, được cùng bạn tự tay chăm sóc hoa và thu hoạch chúng. Qua hoạt động cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý thiên nhiên, cây xanh thì mỗi ngày các cô giáo cùng các bé dành thời gian tưới nước, nhổ cỏ. Đó là thành quả của các bạn nhỏ nên thấy bạn nào cũng cố gắng chăm sóc vườn hoa tận tình.
Trên đây là những hình ảnh của cô và các bạn nhỏ trong suốt quá trình hoạt động trải nghiệm "chăm sóc vườn hoa".
(Ảnh1,2, 3,4,5,6)
Qua buổi hoạt động, trẻ được trải nghiệm, lĩnh hội được những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè..., Ngoài việc tạo môi trường vui chơi, trẻ còn được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh, thêm yêu cuộc sống, con người.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẶT RAU CỦA CÁC BÉ LỚP MẪU BÉ TRƯỜNG MẦM NON SUỐI LƯ
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm nhặt rau của các bé mẫu giáo bé.
Nhặt rau là công việc quen thuộc hàng ngày nhưng có lẽ rất ít trẻ được trải nghiệm trong thực tế. Các bé lớp mẫu giáo bé Trường mầm non Suối Lư - Huyện Điện Biên Đông đã có được một buổi hoạt động trải nghiệm “Bé tập làm nội trợ: Nhặt rau giúp mẹ” qua hoạt động nhặt rau đã rèn luyện cho trẻ kỹ năng thật khéo léo cho đôi bàn tay và có tính kiên trì, tự lập, trong kỹ năng tự phục vụ bản thân mình. Qua hoạt động nhặt rau đã giúp trẻ biết làm các công việc vừa sức của mình để giúp đỡ ông bà, bố mẹ, cô giáo,….Trẻ biết ăn nhiều loại rau khác nhau, cung cấp vitamin cho cơ thể, để cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Nhặt rau giúp cho trẻ phát triển vận động tinh: Rèn các ngón tay, cơ bàn tay… Giáo dục trẻ khi về nhà có thể giúp bà, giúp mẹ những việc nhỏ khi nấu ăn, từ đó hình thành ở trẻ kỹ năng sống. Qua hoạt động trải nghiệm trẻ có thể nhận biết được tên gọi, đặc điểm, tác dụng của các loại rau... đối với sức khỏe con người và trẻ cũng nhận biết được thao tác sơ chế rau để chế biến món ăn hàng ngày. Cô dạy trẻ biết nhặt bỏ lá vàng, lá héo, úa và phần cọng dưới gốc sẽ ngắt bỏ đi. Bé nào cũng hứng thú, say mê nhặt rau vì lần đầu tiên bé được thực hành nhặt rau cùng cô và các bạn. Qua hoạt động trải nghiệm này giúp trẻ có kỹ năng thao tác các công việc đơn giản hàng ngày.
Đây là hoạt động nhặt rau, trong trường mầm non Suối Lư - Huyện Điện Biên Đông nói chung, và ở các lớp mẫu giáo nói riêng. Để rèn luyện cho trẻ kỹ năng khéo léo, mềm dẻo của đôi bàn tay và cũng tạo cho các con tính kiên trì và tự lập hơn trong các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Qua hoạt động trải nghiệm còn giúp các con hiểu thêm về ý nghĩa của lao động và biết yêu thương mẹ hơn.
“CHƠI NGOÀI TRỜI”
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được “ Học mà chơi- chơi mà học”. Đặc biệt hoạt động chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi trẻ được ra hoạt động ngoài trời không những được hít thở không khí trong lành mà còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gf xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Hoạt động ngoài trời còn tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
Qua đó trẻ dần phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của mình. Đồng thời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ.
Trong những giờ hoạt động ngoài trời, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ dạo chơi ngoài trời được trải nghiệm quan sát cây và làm ra các bức tranh từ những nguyên vật liệu như hột hạt, viên sỏi, hạt ngô, giấy màu, cuộn len, búp sác màu tạo ra sản phẩm là những bức tranh rất đẹp. Bên cạnh đó là trẻ được chơi những trò chơi như bóng tròn to cùng cô giáo,… Ngoài ra trẻ được tự do chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, bập bênh, cầu khỉ,…ngay tại ngôi trường của mình trong không khí trong lành, mát mẻ. Từ những lợi ích và vai trò quan trọng của các hoạt động ngoài trời các cô luôn chú trọng đầu tư và xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời, hấp dẫn, bổ ích và thú vị để các bé luôn được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện.
Sau đây là một số hình ảnh các bé được tham gia học tập, vui chơi, trải nghiệm.
Không khí chào đón năm học mới 2023- 2024
Lại một năm học mới sắp bắt đầu, cô giáo cùng các phụ huynh háo hức, nhiệt tình trong công tác chuẩn bị cho các em học sinh đến trường, một trong những đặc điểm nổi bật để phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, trong những năm học 2023 -2024 trường MN Suối Lư luôn làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội tôn tạo lại cảnh quan, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp.