Một bữa ăn được sắp xếp khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng không những giúp cho trẻ có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi mà nó còn được xem là “chiếc chìa khoá vàng” cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.
Ở trường mầm non bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn thì các cô giáo luôn chú trọng đến việc rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh trước, trong và sau khi ăn và cũng như rèn luyện kỹ năng tự phục vụ. Điều này góp phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách sau này.
Nhu cầu về dinh dưỡng ở khác trẻ hoàn toàn khác nhau. Chế độ dinh dưỡng có thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao hoặc khả năng hấp thụ ở trẻ. Do đó, dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ ở trẻ.
Dinh dưỡng tốt thôi chưa đủ, cần phải có thêm một chế độ ăn tốt. Vì vậy, tổ chức giờ ăn là một hoạt động vô cùng cần thiết. Hoạt động này có thể khuyến khích trẻ ăn đúng, ăn đủ mà không có bất cứ sự ràng buộc nào khác.
Ngoài ra, giờ ăn được tổ chức hợp lý và đúng giờ sẽ góp phần kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Trẻ chủ động ăn nhanh hơn và hoạt động tiêu hóa ở trẻ cũng tốt hơn rất nhiều.
Cách tổ chức bữa ăn cho trẻ góp phần làm trẻ hứng thú, ngon miệng với bữa ăn và dễ dàng ăn hết suất ăn của trẻ, bữa ăn cho trẻ được tổ chức như sau:
1. Chuẩn bị bữa ăn: (Thời gian chuẩn bị nên từ 5 – 10 phút)
Giờ ăn được tiến hành trong khoảng 60 phút từ khâu chuẩn bị ăn đến khâu vệ sinh sau khi ăn.
Chuẩn bị: bát, thìa, khăn, cốc cho từng trẻ ( mỗi bàn để thừa 2-3 thìa so với số lượng trẻ). Khăn mặt sạch, ẩm. Đĩa, khăn ẩm. Một khăn lau bàn để gần nơi ăn. Sau đó chuẩn bị khăn, nước để rửa, lau tay cho trẻ sau khi ăn, nước uống.
Việc chuẩn bị bữa ăn đã tạo điều kiện thuận lợi và tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào bữa ăn, trẻ được vệ sinh sạch sẽ, mát mẻ, các đồ dùng phục vụ bữa ăn được chuẩn bị đầy đủ có trang trí vui mắt, hấp dẫn và sinh động, cô giáo cho trẻ ăn phải vệ sinh sạch sẽ, phải toàn tâm, toàn ý vào việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ. Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo sẽ thêm phần hấp dẫn đối với trẻ.
iệc chuẩn bị bữa ăn đã tạo điều kiện thuận lợi và tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào bữa ăn. Trẻ ăn ngon, đủ chất, đẹp, thơm, có độ nhuyễn, độ nóng thích hợp với trẻ. Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo sẽ thêm phần hấp dẫn đối với trẻ.
Khi chuẩn bị bữa ăn cũng là lúc tạo ra các kích thích để hướng trẻ vào bữa ăn, cũng cần chú ý cho trẻ ăn vào đúng những giờ nhất định để giúp hệ tiêu hóa trẻ tiết dịch và hoạt động tốt.
2. Chia cơm:
- Cô giáo cho trẻ ăn phải rửa tay sạch sẽ, quần áo và đầu tóc gọn gang
- Bày bát ra bàn chia cơm.
- Xới cơm rời và cho vào bát, xới bằng muôi non nữa bát cơm và cho thức ăn mặn vào bát.
3. Cho trẻ vào bàn ăn
- Cho trẻ ngồi vào chỗ quy định, xếp trẻ ăn nhanh và ăn chậm ngồi riêng
- Đặt giữa bàn:
+ Một đĩa đựng thức ăn rơi
+ Một đĩa để 3-4 khăn sạch, ẩm
- Cô đem cơm ra bàn, nhắc trẻ mời và cầm thìa bằng tay phải.
4. Chăm sóc trẻ trong bữa ăn:
- Cô giới thiệu các món ăn để kích thích dịch vị, giúp trẻ hiểu biết về một số món ăn
- Nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khi ăn ngồi ngay ngắn, không nói chuyện to, không làm rơi vãi, ho hoặc hắt hơi phải che miệng, không nhai nhồm nhoàn, biết mời cô và các bạn khi bắt đầu ăn, không xúc cơm đỗ sang bát bạn…
- Bát cơm thứ hai, chia tại bàn chia cơm và cho canh vào (Canh không nóng quá và không đổ đầy quá).
- Đối với trẻ ăn chậm, nên cho trẻ ngồi vào một bàn để cô dễ quan sát, thức ăn lấy vào chén vừa phải, ăn hết rồi lấy tiếp, cô cần chú ý đến trẻ ăn chậm nhiều hơn và thỉnh thoảng xúc cho trẻ.
5. Kết thúc bữa ăn:
- Sau khi trẻ ăn xong , cho trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước
- Hướng dẫn trẻ thu dọn bàn ghế, xếp bát, thìa vào nơi quy định.
- Sau bữa ăn cho trẻ ngồi nghỉ 15-20 phút và sau đó đi vào chỗ ngủ.
Dưới đây là một số hình ảnh tổ chức bữa ăn cho trẻ nhà trẻ bản Suối lư
Tác giả bài viết: Lò Thị Hồng Duyên
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn